Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Nhà máy chế biến mủ cao su Việt Bun-Một dự án hiệu quả tại Tỉnh Đăk Nông

Chủ đầu tư : Công Ty CP ĐT&PT Việt Bun
Địa chỉ : Phòng 410-CT4 A2, khu đô thị Bắc Linh Đàm, Phường Đại Kim,Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Website : http://www.vietbunrubber.com.vn/

Chi nhánh: Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt - Bun tại ĐẮK NÔNG
Địa chỉ chi nhánh: G02 Đường Bắc Nam, phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.


Sự cần thiết của dự án Nhà máy chế biến mủ cao su Việt Bun
Đặc điểm tình hình chung của tỉnh Đắk Nông.
 Tỉnh Đăk nông được thành lập từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở chia cắt tỉnh Đăk Lăk cũ thành hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông theo Nghị định số 22/2003/NĐ-QH11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.


 Đăk Nông là một tỉnh miền núi, nằm ở vị trí thuộc phía Nam Tây nguyên, là địa bàn chiến lược của cả nước. Tỉnh Đăk Nông có tổng diện tích tự nhiên là 651.438 ha. Phía Bắc giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh MonDulKiRi của vương quốc Camphuchia. Tài nguyên lớn nhất của tỉnh là rừng tự nhiên với tổng diện tích là 382.519 ha, độ che phủ gần 60%. Diện tích đất nông nghiệp là 163.324 ha. Hệ thống sông, suối rất đa dạng, bao gồm sông SêRêPôc là nhánh của sông Krôngnô và sông Đồng Nai chảy qua, tỉnh Đăk Nông có nhiều suối lớn. Đăk Nông có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm trên QL 14 và QL 28, cách Tp.HCM 235Km, cách Tp.Đà Lạt 120Km về phía Đông, cách Tp.Buôn Ma Thuột120Km về phía Bắc, cách biên giới Camphuchia 30Km về phía Tây. Ngoài ra còn QL 14C phục vụ kinh tế và quốc phòng, địa bàn Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt – Bun lập dự án nằm tại xã Quảng Trực huyện Tuy Đức cách QL 14C khoảng 3 Km. Đây là khu vực nằm trên tuyến Quốc lộ chính nối liền các tỉnh Tây Nguyên với các trung tâm đô thị lớn: Tp Hồ Chí Minh, Tp. Buôn Ma Thuột, Tp. Đà Lạt và các tỉnh miền Tây Nam bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nhiên liệu và phân phối thành phẩm. Toàn tỉnh có 07 huyện, 52 xã và một thị xã: Trong đó có 04 huyện biên giới, 06 xã biên giới, đường biên giới tiếp đất bạn Campuchia khoảng 130Km. Dân số tỉnh có khoảng 392.070 ngàn người với 31 dân tộc anh em cùng sinh sống (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 30,3%, nhiều nhất là đồng bào M’Nông chiếm 9,5% dân số). Khí hậu chia thành 02 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, cao độ trung bình so với nước biển là 700m, nhiệt độ trung bình 230C, số giờ nắng cả năm là 2.284h, lượng mưa cả năm là 2.589mm, độ ẩm trung bình 82%.
 Tỉnh Đăk Nông có mũi nhọn kinh tế chủ yếu là các công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su, tiêu, nhưng đặc biệt và chủ yếu hơn cả là tài nguyên rừng.
 Trong những năm đầu, nền kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với những tỉnh khác của Tây Nguyên. Nền kinh tế phát triển chủ yếu hiện nay là nền kinh tế Nông - Lâm nghiệp, công nghiệp chế biến Nông – Lâm, sản xuất và dịch vụ. Địa hình phức tạp phần lớn là dốc đồi trải rộng về phía Tây Nam của tỉnh.
 Hiện nay tỷ lệ đói nghèo chiếm khoảng 14,83% với 11.052 hộ, đa số là đồng bào dân tộc thiểu thiểu số tại chỗ và các hộ gia đình di cư tự do từ các tỉnh khác chuyển đến.
 Mặt bằng văn hoá và trình độ dân trí thấp, nhất là bộ phận vùng sâu, thiếu đất canh tác, nạn phá rừng để làm nương rẫy vẫn còn xẩy ra ở một số nơi, công tác định canh, định cư chưa thực sự ổn định. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, làm cho năng suất lao động tạo ra chưa cao, thu nhập bình quân trên đầu người thấp.
 Với vị trí địa lý và các nguồn lực về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên như rừng, sông suối…… tạo cho Đăk Nông có một tiềm năng đủ điều kiện để phát triển nền kinh tế sản xuất lớn, kết hợp với sản xuất Nông – Lâm nghiệp với Công nghiệp chế biến Nông – Lâm sản.
 Xuất phát từ tiềm năng của Đăk Nông đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn, các cơ sở kinh tế phát triển mạnh. Trong điều kiện đất nước mở cửa, đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực hiện nay. Việc đầu tư xây dựng các cụm khu công nghiệp, các nhà máy chế biến cà phê, cao su, đặc biệt là nhà máy chế biến cao su đã tận dụng và tận thu các nguồn tài nguyên thiên nhiên đất đỏ bazan vốn có từ lâu đã bị quên lãng là rất cần thiết vì nó giải quyết được một lượng đáng kể công ăn, việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế ổn định và bền vững trong địa bàn tỉnh.
 Từ tình hình như vậy, việc đầu tư xây dựng một nhà máy và sử dụng nguồn nguyên liệu cao su để sản xuất ra thành phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, làm hàng xuất khẩu góp phần phát triển kinh tế xã hội là hết sức cần thiết và cấp bách, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.
 Qua khảo sát thực tế nhiều vùng, nhiều tỉnh trong cả nước, kết hợp với định hướng đầu tư phát triển, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt – Bun, chúng tôi nhận thấy cần phải đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất mũ cao su tại địa bàn tỉnh Đăk Nông, bởi vì nó có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội thiết thực.
 Thực hiện mục tiêu kinh doanh trên, Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt - Bun đã tiến hành nghiên cứu các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước và của tỉnh Đăk Nông. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt - Bun đã nghiên cứu kỹ nguồn nguyên liệu tại địa phương và đánh giá chung là nguồn nguyên liệu tại tỉnh Đăk Nông rất rồi dào, các điều kiện về giao thông thuận lợi. Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt – Bun đã thống nhất sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất mũ cao su công xuất 12.000 tấn/năm tại xã Quảng Trực huyện Tuy Đức - tỉnh Đăk Nông.
 Được sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND Tỉnh và các Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Công Nghiệp, Tài nguyên – Môi trường, Sở Xây dựng và các Ban, Ngành của tỉnh Đăk Nông. Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt – Bun đã tiến hành các thủ tục cần thiết để xây dựng nhà máy sản xuất mũ cao su như đã nêu trên.


Lợi ích từ dự án
Các lợi thế công tác đầu tư
 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt - Bun có những thành viên trong Hội đồng Công ty đã có quá trình tổ chức quản lý điều hành sản xuất nhà máy sản xuất mũ cao, nên nắm rõ về quy trình kỹ thuật, tính năng máy móc thiết bị. Để chuẩn bị cho Dự án này, ban lãnh đạo Công ty đã đi tham quan và khảo sát các dây chuyền sản xuất mũ cao su trên địa bàn của cả nước cũng như tham khảo ý kiến khách hàng bao tiêu sản phẩm ... Công ty đang có mối quan hệ với một số lớn các nhà cung cấp máy móc thiết bị và đặc biệt là quan hệ uy tín với một số khách hàng nước ngoài chuyên mua sản phẩm mũ cao su vào thị trường Châu Âu và các thị trường khác, cũng như mối quan hệ với các doanh nghiệp xuất khẩu trong về sản xuất sản phẩm mũ cao su xuất khẩu. Cho nên, khi đầu tư xây dựng nhà máy đi vào sản xuất thì không mất thời gian để tìm đầu ra cho sản phẩm.
 Vị trí của nhà máy chỉ cách thị trường tiêu thụ chính là TP HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai khoảng 150 Km, đường bộ đi lại hết sức thuận tiện.
 Nguyên liệu sản xuất: Với địa bàn được đầu tư (tỉnh Đăk Nông) ngay giữa vùng nguyên liệu thì nguồn cung cấp về nguyên liệu mũ cao su sẽ được ổn định, lâu dài, giá cả rẻ.
 Kết hợp với dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mũ cao su với dự án trồng vùng nguyên liệu Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt – Bun đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sẽ chủ động hoàn toàn nguồn nguyên liệu.
 Nguồn lao động trong khu vực khá dồi dào, dễ tuyển dụng và đào tạo. Bên cạnh đó do là công ty cổ phần nên các vấn đề về tài chính, phúc lợi, thu nhập rõ ràng và có lợi cho người lao động. Ngòai ra Công ty còn có định hướng bán cổ phiếu ưu đãi để thu hút và giữ chân lực lượng lao động nòng cốt tâm huyết với công ty.
 Công ty chọn mua dây chuyền sản xuất mũ cao su đã được các chuyên gia đầu ngành về thiết bị cải tiến và khác phục các nhượt điểm hiện tại nên khấu hao máy móc thiết bị thấp, lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.
 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt - Bun đã được UBND và các Sở Ban ngành của tỉnh Đăk Nông hết sức quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác đầu tư.
 Với các yếu tố phân tích trên, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt - Bun chúng tôi xác định đây là một cơ hội đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cần thiết phải nhanh chóng xây dựng nhà máy sản xuất mũ cao su tại địa bàn tỉnh Đăk Nông để mang lại những hiệu quả cho Công ty và góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
3. Khó khăn và các giải pháp cơ bản của công tác đầu tư
 Khó khăn thứ 4 là vấn đề nhân sự khi đặt nhà máy tại địa bàn xa thàng phố Hồ Chí Minh, Công ty đã chủ động chuẩn bị bộ máy nhân sự chủ chốt từ thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai lên. Hiện nay công ty đang tuyển dụng cán bộ kỹ thuật và quản lý có trình độ đại học, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành chế biến mũ cao su. Với các chế độ đãi ngộ và ưu đãi đặt biệt như được mua cổ phiếu ưu đãi của công ty, được thuê lại đất của Công ty để trồng cao su. Công ty có chế độ lo nơi ăn chốn ở tốt (có khu nhà ở cho công nhân và cán bộ công ty), tạo điều kiện đi lại (có xe đưa đón) cũng như cung cấp miễn phí các dịch vụ văn hóa giải trí hàng ngày như như: sách, báo thông tin… sẽ tạo môi trường sống tốt để người lao động gắn bó với công ty.
4. Tình hình cung – cầu và cạnh tranh
a. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới:
 Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cao su được xem là một trong những nguyên liệu chủ chốt trên thị trường thế giới, tham gia hầu hết vào các ngành công nghiệp hiện đại và đời sống con người. Theo số liệu thống kê do  IRSG (tổ chức nghiên cứu cao su thế giới) công bố, tổng nhu cầu chất elastome trong năm 1997 lên đến 16,57 triệu tấn, trong đó 40% cao su thiên nhiên(6,51 triệu tấn) vào tháng 4/1998 một nghiên cứu của văn phòng Burger Smith cho thấy sự gia tăng trong tiêu thụ hàng năm của chất elastome là 2,4%, do vậy đến năm 2020 nhu cầu elastome sẽ là 27 triệu tấn trong đó có cao su thiên nhiên là 10,8 triệu tấn/năm.
 Sản lượng toàn thế giới về cao su thiên nhiên đạt vào năm 1997 là 6,414 triệu tấn, do đó phải gia tăng sản lượng đến 67% để có thể đáp ứng nhu cầu dự kiến năm 2020.
  Do điều kiện về đất đai, thời tiết khí hậu thuận lợi nên sản xuất cao su thiên nhiên là ngành quan trọng trong các nước Đông Nam Á, Châu phi, Châu Mỹ La Tinh. Sản xuất cao su thiên nhiên là ngành sản xuất có lãi, tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu, tạo công ăn việc làm vững chắc cho lao động tại chỗ, thời gian thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả kinh tế.
 Trong 10 năm gần đây, khối lượng cao su luân chuyển trên thị trường thế giới từ 3-4 triệu tấn/ năm, ở các nước có nhu cầu nhập khẩu lớn và tăng nhanh bình quân hàng năm là: 1,6-1,8%. Nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới ngày càng tăng, dự báo đến năm 2000-2005 nhu cầu cao su thế giới là: 6,5-7,2 triệu tấn.
 Dự kiến năm 2005 sản lượng cao su trên thế giới 7,18 triệu tấn, như vậy lượng cầu về cao su thiên nhiên không ngừng tăng và theo các dự báo trên là 2%/năm.
b.  Giá cao su trên thị trường thế giới:
 Lượng mủ lưu thông trên trường dựa vào khả năng sản xuất của các nước: Malaysia, Thái lan, Inđônêsia, Ấn đô, Trung Quốc chiếm đến 80% diện tích(8,7/11 triệu ha) và 88% sản lượng cao su (4,9/5,6 triệu tấn). Việc tăng giảm sản lượng của các nước này sẽ làm lệch cán cân cung cầu của mủ cao su nguyên liệu.
 Để giữ nhịp độ sản xuất ổn đsịnh thì điều kiện tiên quyết là mủ cao su nguyên liệu phải đem lại lợi nhuận cho người sản xuất, hay nói cách khác giá mủ trên thị trường phải đạt mức tối thiểu nào đó thì mới duy trì được lượng cung cần thiết. Ở Malaysia và Thái Lan giá trị ngày công lao động trung bình 10USD/ngày, như vậy chi phí nhân công là cao so với chi phí nhân công ở Việt Nam, do đó giá thành sản xuất một tấn mủ đã xấp xỉ 1.000USD/ tấn. Từ những nhận định trên có thể tạm kết luận giá một tấn mủ tối thiểu mà các nước sản xuất cao su có thể chấp nhận được trong những năm tới không thể thấp hơn 1.000 USD/ tấn. Giá dự báo này so với GDP hiện tại của Việt Nam  từ nay đến năm 2010, luôn đảm bảo sản xuất cao su  đem lại một lợi nhuận hấp dẫn. Do đó để tăng khả năng cạnh tranh, ngoài các giải pháp thị trường thuần túy, cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
 Nhìn chung diễn biến mức giá cao su trên thị trường thế giới có nhiều biến động giữa cung và cầu. Dự báo giá cao su trên thị trường thế giới biến động khoảng 800-1000 USD/tấn, chênh lệch giá bán của một cấp chất lượng mủ khoảng 50-70 USD. Riêng trong năm 1994 giá cao su tăng lên, mủ loại 1 lên đến 2.150 USD/tấn, đến nay giá trên thị trường đang giao động ở mức 2.500 – 2.600 USD/tấn.
c. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cao su thiên nhiên tại Việt Nam và các dự báo:
 Hiện nay diện tích cao su cả nước khoảng 350.000 ha, trong đó đại bộ phận cao su thuộc hệ thống quốc doanh, Sản lượng hiện tại đạt khoảng 200.000 tấn mủ khô, với khoảng 85-90% sản lượng được xuất khẩu, dự kiến năm 2001: 240.000 tấn và dự báo 355.000 tấn năm 2005. Việc xuất khẩu cao su với sản lượng ngày càng tăng cần phải được quan tâm đúng mức, phải tìm được nguồn trao đổi chính, tiêu thụ lớn và ổn định.
 Sản phẩm Cao su sơ chế Việt Nam đã xuất khẩu đi 36 nước, nhưng thị trường chính của ta hiện nay có 9 nước chiếm 90% sản lượng xuất khẩu, trong đó: Trung Quốc, Singapore, Đài loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm 80% sản lượng xuất khẩu. 3 nước Tây Âu là Đức, Pháp, Hà Lan chiếm 15%, còn lại là các nước khác chiếm 5%. Trung Quốc vẫn là khách hàng tiêu thụ cao su lớn nhất của ta. Việt Nam cũng đã tham gia ASEAN, APEC, và đang trên đường cắt giảm thuế quan để tiến tới hội nhập thị trường AFTA.
 Tóm lại, thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới ngày càng tăng, giá cả tuy có biến động từng thời điểm nhưng nhìn chung sản xuất cao su luôn có lãi.
 Nhằm làm tăng thêm tính đa dạng, tính hiệu quả của  mủ nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và đảm bảo chế biến hết sản lượng có được, giảm chi phí giá thành chế biến cho từng đầu tấn sản phẩm. Việc đầu tư sản xuất nhà máy chế biến mủ công suất 12.000 tấn/năm, Trong đó mũ tinh chiếm 7.000 tấn/năm và mũ tạp chiếm 5.000 tấn/năm tại tỉnh Đăk Nông là cần thiết.
d. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường:
 Mục tiêu chính trong việc sản xuất cao su thiên nhiên là để xuất khẩu nên việc quan tâm đến tiêu chuẩn về chất lượng của những nhà tiêu thụ trên thế giới là cần thiết. Phần lớn các nhà tiêu thụ thường xem xét các chỉ tiêu sau:
+ Các thông số kỹ thuật của sản phẩm.
+ Độ đồng đều.
+ Không nhiễm bẩn.
+ Hàm lượng  tạp chất giảm.
+ Không có vật liệu bao bì bỏ đi trong sản phẩm.
+ Không có chỗ chưa sấy chín.
+ Có sự nghiên cứu nghiêm túc về bất cứ sự phản hồi nào của khách hàng.
 Phần lớn các chỉ tiêu trên đều liên quan đến quy trình công nghệ của nhà máy, phải đảm bảo sự ổn định các thông số kỹ thuật, các điều kiện vệ sinh ở từng khu vực.
 Sản xuất cao su là ngành sản xuất có lãi, tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Để có thể cạnh tranh trên thị trường, cần phải quan tâm đến việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm. Do vậy, việc xây dựng nhà máy chế biến mũ cao su với công suất 12.000 tấn/năm, trong đó mũ tinh chiếm 7.000 tấn, mũ tạp chiếm 5.000 tấn của Công ty là một nhu cầu cần  thiết và phù hợp.
 Thấy được tiềm năng và thế mạnh này, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt - Bun đã mạnh dạng đầu tư dự án chuyên sản xuất và cung cấp nguồn nguyên liệu mũ cao su cho các doanh nghiệp trong ngành chế biến mũ cao su sang thành phẩm đang rất tiềm năng.

Share/Bookmark

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...