Hôm nay tôi mới bắt đầu tìm hiểu qua xem cái Basel III nó ra sao. Đối với những ai chưa nghe thấy thuật ngữ “Basel” bao giờ: nó dùng để chỉ một bộ các qui định về quản lý rủi ro, mà phần lớn các ngân hàng trên thế giới được yếu cầu tuân theo. Đầu tiên là Basel I xuất hiệ năm 1988, rồi đến Basel II năm 2004, và nay đến Basel III.
Khủng hoảng tài chính 2008 cho thấy Basel II rất là “hổng”, có thể dẫn đến sự phá sản của hàng loạt ngân hàng lớn. Nói cách khác, các ngân hàng đã trở nên quá tham lam, hoạt động một cách quá liều lĩnh nhằm đạt lợi nhuận cao. Khi liều, thì ăn lời to lúc thuận lợi, các giám đốc này nọ được thưởng đầy túi. Nhưng khi hết thuận lợi thi sập tiệm. Khi sập tiệm thì các giám đốc cùng lắm là bị đuổi việc, chứ bao nhiêu triệu tiền thưởng đã xơi xong rồi có ai đòi lại được đâu, chỉ có “dân đen” đóng thuế là è cổ ra nộp tiền cho chính phủ giải cứu ngân hàng.
Đối với ngân hàng, thì làm liều là rất nguy hiểm, nhưng với những nhân viên/giám đốc ngân hàng, thì làm liều lại ít nguy hiểm cho bản thân họ: liều mà may thì họ giàu có nhanh chóng, còn không may thì họ chạy đi chỗ khác, chứ không ở đó để hứng chịu hậu quả. Bởi vật mà họ rất liều, vì có phải chịu trách nhiệm gì mấy về việc mình làm đâu.
Ngân hàng thế giới còn vậy. Ngân hàng ở VN thì “không dám bàn”, khéo bị mang tội “tuyên truyền phản động gây hoang mang trong nhân dân”. Nếu mà khui ra thì sẽ có nhiều ngân hàng VN không đạt chuẩn gì cả, làm ăn còn liều hơn nhiều lần là những ngân hàng thế giới đã bị sập.
Một ví dụ về sự làm ăn liều đó, là cho phép vay mua chứng khoán với đòn bẩy 1000% (10 lần) ! Trên thế giới có ai dám làm vậy không. Chỉ cần giá cổ phiếu giảm 10% là trắng tay, giảm 20% là không những trắng tay, còn mắc nợ bằng 100% tài sản có ban đầu (ai sẽ là người ôm cái nợ đó ?!). Nhưng ở VN có ngân hàng lớn làm vậy. Cái Basel III còn rất xa xôi đối với VN. Đây tôi chỉ bàn cho vui vì sao Basel II sập tiệm, và người ta phải nghĩ đến Basel III thôi.
Basel II có nói đến quản lý rủi ro theo công thức toán học của các “bố” toán tài chính đưa ra, theo mô hình “value at risk”. Vấn đề là: mô hình mà người ta dùng nó “ngây ngô”, không phản ánh đúng thực chất tình hình. (Không biết những giám đốc ngân hàng dùng nó có ngây ngô vậy thật không, hay là cố tình giả vờ ngây ngô để kiếm lời — trong vụ sập suprime thì mấy tay Goldman Sachs lại ăn to vì bán khống mấy cái chứng khoán phái sinh bị sập).
Để thấy sự ngây ngô thế nào, hình dung mô hình sau: người ta tính độ rủi ro của một chứng khoán theo “volatility” (độ giao động giá) của nó, chứ không hề theo giá trị thực sự của nó. Khi người ta cho những người khó có khả năng trả nợ vay, thì cái khoản cho vay đó là HIGH risk. Nhưng người ta xào nấu khoản nợ đó thành chứng khoán, bán ra thị trường. Thị trường giao dịch khoản nợ này. Khi giá nhà đất còn đi lên, thì những người vay không có khả năng trả nợ cũng không có làm sao cả, thậm chí còn được vay tiếp. Và nghiễm nhiên là giá cái chứng khoán nợ trên thị trường cũng ổn định, ít dao động, và thế là từ HIGH risk tự nhiên biến thành LOW risk qua công thức “value at risk”. Các nhà đầu tư (và các nhà băng, công ty bảo hiểm, v.v.) chẳng cần biết cái gì vào cái gì, cứ khi thấy risk thấp theo công thức volatility thì ôm vào (một đống nợ xấu). Nhưng mà risk thực sự vẫn còn nguyên đó, có mất đi đâu. Nó như là “time bomb”, chỉ cần lúc nào giá nhà đất thôi đi lên (chứ chưa cần đi xuống) là tòi ra ngay rất nhiều người vỡ nợ nhà đất, không trả nợ được, và đống chứng khoán nợ “suprime” nhanh chóng trở thành “toxic”. Việc tính risk một cách máy móc qua volatility, mà không biết đằng sau đó thực chất là cái gì, nguy hiểm như vậy.
Tôi xem qua Basel III thấy có vài điểm mới, như:
- Tìm cách làm giảm “counter-party risk” (cái này cũng rất quan trọng, thông qua central clearing house để mua bán thay vì hợp đồng trực tiếp giữa các đối tác)
- Giảm leverage
- Giảm các kiểu financing “quái dị”
- v.v.
Nói tóm lại là giảm sự bành trướng tham lam của giới tài chính ?!
Cái “financial sector” trong mấy thập kỷ qua “béo phì” ra quá nhanh, đến giai đoạn “phản tác dụng”, tức là có nguy cơ làm loạn nền kinh tế vì trò đầu cơ tài chính quá lớn, thay vì giữ vai trò “bôi trơn” cho kinh tế phát triển. Bởi vậy việc bắt nó phải “bớt tham đi” có lẽ là cần thiết, có điều chắc cũng là việc rất khó thực hiện ?!
Tôi chưa kịp xem Basel III có nói là cần xét lại các phương pháp tính rủi ro một cách cơ bản không. Kiểu tính của Basel II nhiều khi là “tính risk ảo” chứ không phải “tính risk thật”. Tha hồ có việc làm cho giới nghiên cứu toán tài chính.
Theo : ZetaMu blog
Đối với ngân hàng, thì làm liều là rất nguy hiểm, nhưng với những nhân viên/giám đốc ngân hàng, thì làm liều lại ít nguy hiểm cho bản thân họ: liều mà may thì họ giàu có nhanh chóng, còn không may thì họ chạy đi chỗ khác, chứ không ở đó để hứng chịu hậu quả. Bởi vật mà họ rất liều, vì có phải chịu trách nhiệm gì mấy về việc mình làm đâu.
Ngân hàng thế giới còn vậy. Ngân hàng ở VN thì “không dám bàn”, khéo bị mang tội “tuyên truyền phản động gây hoang mang trong nhân dân”. Nếu mà khui ra thì sẽ có nhiều ngân hàng VN không đạt chuẩn gì cả, làm ăn còn liều hơn nhiều lần là những ngân hàng thế giới đã bị sập.
Một ví dụ về sự làm ăn liều đó, là cho phép vay mua chứng khoán với đòn bẩy 1000% (10 lần) ! Trên thế giới có ai dám làm vậy không. Chỉ cần giá cổ phiếu giảm 10% là trắng tay, giảm 20% là không những trắng tay, còn mắc nợ bằng 100% tài sản có ban đầu (ai sẽ là người ôm cái nợ đó ?!). Nhưng ở VN có ngân hàng lớn làm vậy. Cái Basel III còn rất xa xôi đối với VN. Đây tôi chỉ bàn cho vui vì sao Basel II sập tiệm, và người ta phải nghĩ đến Basel III thôi.
Basel II có nói đến quản lý rủi ro theo công thức toán học của các “bố” toán tài chính đưa ra, theo mô hình “value at risk”. Vấn đề là: mô hình mà người ta dùng nó “ngây ngô”, không phản ánh đúng thực chất tình hình. (Không biết những giám đốc ngân hàng dùng nó có ngây ngô vậy thật không, hay là cố tình giả vờ ngây ngô để kiếm lời — trong vụ sập suprime thì mấy tay Goldman Sachs lại ăn to vì bán khống mấy cái chứng khoán phái sinh bị sập).
Để thấy sự ngây ngô thế nào, hình dung mô hình sau: người ta tính độ rủi ro của một chứng khoán theo “volatility” (độ giao động giá) của nó, chứ không hề theo giá trị thực sự của nó. Khi người ta cho những người khó có khả năng trả nợ vay, thì cái khoản cho vay đó là HIGH risk. Nhưng người ta xào nấu khoản nợ đó thành chứng khoán, bán ra thị trường. Thị trường giao dịch khoản nợ này. Khi giá nhà đất còn đi lên, thì những người vay không có khả năng trả nợ cũng không có làm sao cả, thậm chí còn được vay tiếp. Và nghiễm nhiên là giá cái chứng khoán nợ trên thị trường cũng ổn định, ít dao động, và thế là từ HIGH risk tự nhiên biến thành LOW risk qua công thức “value at risk”. Các nhà đầu tư (và các nhà băng, công ty bảo hiểm, v.v.) chẳng cần biết cái gì vào cái gì, cứ khi thấy risk thấp theo công thức volatility thì ôm vào (một đống nợ xấu). Nhưng mà risk thực sự vẫn còn nguyên đó, có mất đi đâu. Nó như là “time bomb”, chỉ cần lúc nào giá nhà đất thôi đi lên (chứ chưa cần đi xuống) là tòi ra ngay rất nhiều người vỡ nợ nhà đất, không trả nợ được, và đống chứng khoán nợ “suprime” nhanh chóng trở thành “toxic”. Việc tính risk một cách máy móc qua volatility, mà không biết đằng sau đó thực chất là cái gì, nguy hiểm như vậy.
Tôi xem qua Basel III thấy có vài điểm mới, như:
- Tìm cách làm giảm “counter-party risk” (cái này cũng rất quan trọng, thông qua central clearing house để mua bán thay vì hợp đồng trực tiếp giữa các đối tác)
- Giảm leverage
- Giảm các kiểu financing “quái dị”
- v.v.
Nói tóm lại là giảm sự bành trướng tham lam của giới tài chính ?!
Cái “financial sector” trong mấy thập kỷ qua “béo phì” ra quá nhanh, đến giai đoạn “phản tác dụng”, tức là có nguy cơ làm loạn nền kinh tế vì trò đầu cơ tài chính quá lớn, thay vì giữ vai trò “bôi trơn” cho kinh tế phát triển. Bởi vậy việc bắt nó phải “bớt tham đi” có lẽ là cần thiết, có điều chắc cũng là việc rất khó thực hiện ?!
Tôi chưa kịp xem Basel III có nói là cần xét lại các phương pháp tính rủi ro một cách cơ bản không. Kiểu tính của Basel II nhiều khi là “tính risk ảo” chứ không phải “tính risk thật”. Tha hồ có việc làm cho giới nghiên cứu toán tài chính.
Theo : ZetaMu blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét