Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

DN Trung Quốc vác tiền đi "thâu tóm" thế giới

Trong năm qua, các thương vụ Mua - Sáp nhập (M&A) mà các công ty Trung Quốc mua lại các công ty nước ngoài chiếm 1/10 giá trị thương vụ M&A ngoài biên giới quốc gia.
Doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu 6% đầu tư toàn cầu trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Sự nổi lên của Trung Quốc là nhờ nguồn dự trữ khổng lồ.

Ngày nay nguồn dự trữ này đang được đầu tư mạnh vào trái phiếu của các nước giàu. Ngày mai có thể nguồn lực này được dùng để mua lại các công ty và bảo vệ Trung Quốc khỏi sự giảm giá đồng tiền của các nước giàu, hoặc sự phá nợ của các nước này.
Đối tượng của các công ty Trung Quốc trải rộng từ các công ty sản xuất khí đốt của Mỹ ,nhà máy điện tại Brazil cho tới công ty sản xuất ôtô của Thụy Điển, Volvo.
Doanh nghiệp Trung Quốc tham gia M&A trên toàn cầu với mục tiêu không có gì mới lạ: mua tài nguyên, tìm kiếm công nghệ, và tạo thế đứng ở các thị trường nước ngoài. 
Tuy vậy các công ty này lại dưới sự chỉ đạo của nhà nước Trung Quốc, vốn bị nhiều nước coi là đối thủ hơn là đồng minh. Và chính điều này gây lo ngại cho nhiều quốc gia.

Thương mại Trung Quốc vươn ra toàn cầu
Những lo ngại này có thể là sai lầm. Trung Quốc còn lâu mới có thể tạo ra mối nguy bằng các hoạt động M&A như vậy. Các doanh nghiệp Trung Quốc mới chỉ tìm chỗ đứng ở hải ngoại. Ngay cả trong lĩnh vực tài nguyên, nơi Trung Quốc tích cực mua bán doanh nghiệp nhất, nước này cũng không có đủ nguồn lực để thao túng thị trường hàng hóa.
Hơn nữa, hệ thống của Trung Quốc cũng không độc quyền như các nhà đầu tư nước ngoài hình dung. Các doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh ở trong nước bằng các quyết định của sự đồng thuận chứ không phải độc tài.
Còn hoạt động ở hải ngoại, các công ty Trung Quốc cũng chưa xâm nhập vào được các lĩnh vực nhạy cảm, như cơ sở hạ tầng chiến lược và quốc phòng.
Nếu như các công ty quốc doanh chịu tác động chính trị trong các vụ M&A, điều đó cũng không đáng ngại, vì chừng nào các công ty khác đáp ứng được nhu cầu thị trường, vấn đề chính trị đó không đáng kể.
Không phải tất cả các công ty quốc doanh đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của nhà nước Trung Quốc. Một vài công ty lớn có hoạt động độc lập và chỉ chú trọng đến lợi nhuận. Ví dụ như công ty ô tô Geely, mua lại thương hiệu Volvo của Thụy Điển.
Sự lớn mạnh của các công ty Trung Quốc có thể đem lại lợi ích vượt ra ngoài tính thương mại. Khi đầu tư vào thế giới,  lợi ích của các công ty này sẽ gắn liền với thế giới. Và như vậy, Trung Quốc sẽ tích cực hơn với các hoạt động hợp tác quốc tế.
Tẩy chay các công ty Trung Quốc có thể tạo ra tâm lý tiêu cực trong tương lai, cũng như gây sự bi quan về  niềm tin vào chủ nghĩa tư bản.
Theo TH
Bee

Share/Bookmark

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...