Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Hạn chế giao dịch bằng tiền mặt



Cuối năm 2013 vừa qua, Thủ tướng đã ban hành Nghị định 222/2013/NĐ-CP quản lý việc giao dịch bằng tiền mặt, theo đó từ 1/3/2014 việc giao dịch bằng tiền mặt sẽ bị hạn chế trong rất nhiều lĩnh vực:

- Các giao dịch chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán, và các giao dịch đã đăng ký tại trung tâm lưu ký chứng khoán không được thanh toán bằng tiền mặt.

- Các giao dịch góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào DN không được thanh toán bằng tiền mặt; việc cho vay giữa các DN không phải là tổ chức tín dụng cũng không được sử dụng tiền mặt.

- Các tổ chức tín dụng khi thực hiện giải ngân vốn bằng tiền mặt phải thực hiện theo quy định của NHNN.

- Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước chỉ được thanh toán bằng tiền mặt trong những trường hợp được Bộ Tài chính hoặc NHNN cho phép.

Bộ Tài chính và NHNN sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể các quy định này.

Xem văn bản tại: http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-dinh-222-2013-ND-CP-thanh-toan-bang-tien-mat-218047.aspx

Share/Bookmark

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Tăng mức đóng BHXH lên 26% từ ngày 01/01/2014

Theo lộ trình tăng mức đóng BHXH của Luật BHXH được quy định cụ thể tại Điều 42 và 43 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Điều 26 Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ, từ ngày 01/01/2014:

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: hàng tháng đóng 26% trên quỹ tiền lương, tiền công tham gia BHXH, tăng thêm 2% so với hiện nay (người sử dụng lao động đóng 18% và người lao động đóng 8%).

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: hàng tháng đóng 22% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng BHXH.

Mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn 4,5% trên quỹ tiền lương, tiền công tham gia BHYT (người sử dụng lao động đóng 3% và người lao động đóng 1,5%).

Luật BHXH không có quy định lộ trình tăng mức đóng cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên mức đóng BHTN vẫn 2% trên quỹ tiền lương, tiền công tham gia BHTN (người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động đóng 1%).

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2014 tổng cộng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với những đơn vị không thuộc đối tượng tham gia BHTN là 30,5% (người sử dụng lao động đóng 21%, người lao động đóng 9,5%); những đơn vị thuộc đối tượng tham gia BHTN là 32,5% (người sử dụng lao động đóng 22%, người lao động đóng 10,5%).

Share/Bookmark

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Bốn lưu ý khi doanh nghiệp đánh giá chênh lệch tỷ giá

Ngày 24/10, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 179/2012/TT-BTC quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp, áp dụng cho doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại Việt Nam (không áp dụng cho đối với các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng).

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2012, áp dụng từ năm tài chính 2012 và thay thế thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp.


Share/Bookmark

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Tiền đâu thâu tóm ngân hàng ?

Ngày 10-7-2012, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu thanh tra toàn diện một số tổ chức tín dụng liên quan đến vụ thâu tóm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank).

Trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Thống đốc NHNN cam kết sẽ công khai trên trang web của NHNN kết quả để dư luận biết khi cuộc thanh tra kết thúc vào cuối tháng 8-2012.

"Chúng tôi không biết họ lấy tiền ở đâu?"


Mối quan tâm lớn của dư luận không phải chỉ là liệu vụ thâu tóm Sacombank có vi phạm quy định pháp luật, mà còn là nguồn lực tài chính của những người đi thâu tóm đến đâu. Họ có thực sự có tiềm lực tài chính mạnh đến mức mua nổi 51% cổ phần của một ngân hàng niêm yết?

Ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đặt câu hỏi với Thống đốc NHNN: "Tiền đâu để nhóm cổ đông mới thâu tóm Sacombank NHNN có biết không?". "Họ không báo cáo với NHNN và chúng tôi cũng không biết họ lấy tiền ở đâu" - Thống đốc trả lời.



Share/Bookmark

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Rối bời xử lý nợ xấu

Thành lập thêm một công ty mua bán nợ mới, mà việc thành lập tiếp tục tốn kém, mất thời gian trong khi nợ xấu tăng lên từng ngày, liệu có phải đường đi ngắn nhất và hiệu quả cho nợ?
Lập mới một công ty mua bán nợ có xử lý được quả bom nổ chậm nợ xấu đang náu trong các ngân hàng? Tiền đâu để cho công ty mua bán nợ mua được khoảng 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu? Nếu phát hành trái phiếu, ai sẽ mua trong tình hình nhà đầu tư ngày càng ít quan tâm đến trái phiếu dài hạn bởi lo lắng về sự bất ổn của các chính sách vĩ mô hoặc lo lắng lạm phát quay trở lại trong dài hạn? Đây vẫn là những câu hỏi rối bời.
Bên cạnh DATC (Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, thuộc Bộ Tài chính), tại Việt Nam đang có 18 công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại. Ngày 16/5 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản 2871/NHNN-TD cho phép 14 ngân hàng thương mại lớn mua bán lại các khoản nợ cho doanh nghiệp vay và nợ của các tổ chức tín dụng vay lẫn nhau.

Share/Bookmark

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

TS .Vũ Thanh Tự Anh : Hỗ trợ phải trên nền tảng ổn định vĩ mô

Con số 12.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể trong ba tháng đầu năm đã thể hiện khá rõ những khó khăn của nền kinh tế. Liệu động thái giảm 2 điểm phần trăm lãi suất trong hai tháng liên tiếp có phải là cách gỡ khó khăn trong giai đoạn này, và bên cạnh đó còn cần thêm những chính sách nào nữa? Phóng viên TBKTSG đã có buổi trao đổi ngắn với Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, về vấn đề này.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố hạ trần lãi suất huy động từ 13% xuống 12% trong tuần qua. Nhiều tổ chức nước ngoài đánh giá động thái này của nhnn là quá sớm? Ông nghĩ sao về điều này?
- TS. Vũ Thành Tự Anh: Giảm lãi suất thêm một điểm phần trăm ở thời điểm này không hề quá sớm. Nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 4 không tăng đột biến thì CPI so với cùng kỳ năm trước sẽ chỉ ở mức

Share/Bookmark

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Nghị định số : 24/2012/ND-CP ngày 03/04/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

   CHÍNH PHỦ                                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
       --------------                                                           ---------------------------
Số:  24/2012/NĐ-CP                                      Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh vàng, bao gồm: Hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh doanh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng.


Share/Bookmark
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...