Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Sở hữu chéo làm khổ tái cơ cấu Ngân hàng

“Ngân hàng sở hữu tập đoàn, tập đoàn sở hữu ngân hàng, ngân hàng sở hữu công ty tài chính, công ty tài chính lại sở hữu tập đoàn”.
Chương trình tái cơ cấu khu vực tài chính ngân hàng đang được xây dựng và sẽ công bố trong thời gian tới.

Bước đầu tiên cần thực hiện trong quá trình này - theo TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - là giải quyết tình trạng “sở hữu chéo” giữa ngân hàng và các tập đoàn.

Chủ trương tái cơ cấu ngân hàng đang ở những bước đi đầu tiên, theo ông, đâu là “nút thắt” khó gỡ nhất của chương trình tái cơ cấu ngân hàng?

Share/Bookmark

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Nghị định 122/2011 -Hướng dẫn về thuê thu nhập doanh nghiệp


Ngày 27/12/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó, trong điều khoản quy định “Thu nhập chịu thuế” được sửa đổi và bổ sung thêm một số loại thu nhập. Đáng chú ý là trong đó có bổ sung loại thu nhập từ lãi tiền gửi.
Cụ thể, thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bao gồm lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong trường hợp đồng cho vay vốn đều phải chịu thuế thu nhập.
Thu nhập từ bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có nguồn gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (trừ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định mà tài sản cố định này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh).
Ngoài những thu nhập trên, Nghị định cũng quy định các loại thu nhập khác phải chịu thuế là từ hoàn nhập các khoản dự phòng (trừ khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa tại doanh nghiệp; hoàn nhập khoản trích lập quỹ dự phòng tiền lương). Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập cũng phải chịu thuế.
Tương tự là các khoản thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác; thu nhập từ bản quyền dưới mọi hình thức, thu về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật; cho thuê tài sản dưới mọi hình thức; thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật…
Ngay cả các khoản thu từ các khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được cũng thuộc diện phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nghị định này cũng hướng dẫn chi tiết việc xác định các khoản thu nhập nói trên và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2012, áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2012 trở đi.

Share/Bookmark

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Điều hành tỷ giá đã có nghề !

Chủ động hướng thị trường theo định hướng, không chạy theo thị trường là điểm nổi bật không thể không ghi nhận trong điều hành tỷ giá năm 2011. Cho dù mới chỉ là sự thay đổi bước đầu, nhưng điều hành tỷ giá đã mang phong cách quản lý tiền tệ mới: phong cách chuyên nghiệp.

Dấu ấn hợp đồng kỳ hạn và ngoại tệ thứ ba
Kể từ tháng 8-2011, hai động thái điều hành tỷ giá xuất hiện. Thứ nhất trong hai tháng 9 và 10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tiếp bán ngoại tệ can thiệp sau khi Thống đốc tuyên bố tỷ giá không biến động quá 1% cho đến cuối năm. Ước đoán khoảng 2 tỉ đô la Mỹ đã được cơ quan quản lý ngành ngân hàng “bơm” vào thị trường nhằm kéo tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức về gần nhau, chỉ còn chênh lệch khoảng 100-150 đồng/đô la Mỹ. Đây là đợt can thiệp dồn dập, có hệ thống, có chủ đích và công khai nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Share/Bookmark
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...