Trong lịch sử thế giới, những mỹ nhân được các nhà cầm quân tài ba khai thác như một vũ khí vô cùng lợi hại với những thủ đoạn hết sức tinh vi.
Đến ngay cả một người được coi là Quốc phụ Trung Hoa như lãnh tụ Tôn Trung Sơn cũng đã từng sử dụng kế sách này. Mặc dù chỉ ra tay có 1 lần nhưng kết quả mà người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi - Tôn Trung Sơn đạt được lại vô cùng to lớn.
Đòn hiểm
Từ ngàn xưa, người đẹp được ví như nước, anh hùng được ví như bùn và nước thì làm cho bùn... nhão ra. Do vậy đa số anh hùng vì đã thương hoa tiếc ngọc nên bỏ lãng nhiệm vụ. Thậm chí có người đã mất nước bởi mỹ nhân kế.
Đến ngay cả một người được coi là Quốc phụ Trung Hoa như lãnh tụ Tôn Trung Sơn cũng đã từng sử dụng kế sách này. Mặc dù chỉ ra tay có 1 lần nhưng kết quả mà người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi - Tôn Trung Sơn đạt được lại vô cùng to lớn.
Đòn hiểm
Từ ngàn xưa, người đẹp được ví như nước, anh hùng được ví như bùn và nước thì làm cho bùn... nhão ra. Do vậy đa số anh hùng vì đã thương hoa tiếc ngọc nên bỏ lãng nhiệm vụ. Thậm chí có người đã mất nước bởi mỹ nhân kế.
Ảnh minh họa
Trải dài trong lịch sử của đất nước Trung Hoa, Tây Thi là nữ gián điệp được dùng làm mỹ nhân kế đầu tiên và nổi tiếng nhất trong lịch sử nước này. Đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân, Tây Thi được Việt Vương Câu Tiễn gửi sang nước Ngô nhằm mê hoặc Ngô Vương Phù Sai. Kết quả, Phù Sai mất nước, phải tự sát. Tây Thi hoàn thành sứ mệnh, vẻ vang trở về cố quốc.
Không chỉ có Tây Thi, cách thức sử dụng những người đẹp cũng như sự hấp dẫn của họ là không bao giờ có giới hạn và sức mạnh của mỹ nhân kế đã được chứng minh trên thực tế có lúc còn lớn hơn sức mạnh cả trăm nghìn người lính trên chiến trường. Hiểu rõ được lợi ích đó, nhà cách mạng Tôn Trung Sơn với sự nghiệp cách mạng vẻ vang trước đó đã quyết định sử dụng kế sách này mặc dù đã gặp phải rất nhiều phê phán cho rằng: Đó là kế sách đê tiện.
Quay lại thời điểm khi Tôn Trung Sơn quyết định dùng mỹ nhân kế, khi chiến tranh lần thứ nhất nổ ra, Trung Quốc vẫn giữ thái độ trung lập cho tới khi Mỹ thúc giục tất cả các quốc gia trung lập tham gia với đồng minh. Đoàn Kỳ Thụy khi đó với tư cách là nhà lãnh đạo nhiều quyền lực nhất tại Trung Quốc đã ủng hộ mạnh mẽ việc gia nhập đồng minh, bởi vì ông ta sẽ lợi dụng cơ hội đó để có được những khoản vay từ Nhật Bản, phục vụ cho những kế hoạch riêng của mình.
Không chỉ có Tây Thi, cách thức sử dụng những người đẹp cũng như sự hấp dẫn của họ là không bao giờ có giới hạn và sức mạnh của mỹ nhân kế đã được chứng minh trên thực tế có lúc còn lớn hơn sức mạnh cả trăm nghìn người lính trên chiến trường. Hiểu rõ được lợi ích đó, nhà cách mạng Tôn Trung Sơn với sự nghiệp cách mạng vẻ vang trước đó đã quyết định sử dụng kế sách này mặc dù đã gặp phải rất nhiều phê phán cho rằng: Đó là kế sách đê tiện.
Quay lại thời điểm khi Tôn Trung Sơn quyết định dùng mỹ nhân kế, khi chiến tranh lần thứ nhất nổ ra, Trung Quốc vẫn giữ thái độ trung lập cho tới khi Mỹ thúc giục tất cả các quốc gia trung lập tham gia với đồng minh. Đoàn Kỳ Thụy khi đó với tư cách là nhà lãnh đạo nhiều quyền lực nhất tại Trung Quốc đã ủng hộ mạnh mẽ việc gia nhập đồng minh, bởi vì ông ta sẽ lợi dụng cơ hội đó để có được những khoản vay từ Nhật Bản, phục vụ cho những kế hoạch riêng của mình.
Đoàn Kỳ Thụy đã cho giải tán nghị viện ngay khi lên chức Thủ tướng và chính thức tuyên chiến với Đức, áo - Hung vào ngày 13/8/1917. Chính sự coi thường hiến pháp của Đoàn Kỳ Thụy đã khiến Tôn Trung Sơn kêu gọi thành lập một chính phủ mới ở Quảng Châu để chống lại sự lạm dụng quyền lực của Đoàn Kỳ Thụy.
Tuy nhiên, tại tỉnh Quảng Châu khi đó có một tỉnh trưởng đương nhiệm tên là Chu Khánh Lan. Dù là người của chế độ cũ, nhưng vị tỉnh trưởng này luôn hô hào ủng hộ chế độ mới của Tôn Trung Sơn. Thực ra, Tôn Trung Sơn cũng thừa hiểu đây là một gián điệp của Đoàn Kỳ Thụy nhưng không thể cách chức ông ta nếu không tìm được lý do chính đáng. Cuối cùng nhà cách mạng này cũng đã phát hiện ra một điểm yếu có thể hạ bệ được nhân vật này: Chu Khánh Lan là một kẻ rất háo sắc.
Vì là một người háo sắc có tiếng nên Chu Khánh Lan rất hay lui tới những chốn ăn chơi truỵ lạc và các kỹ viện khắp tỉnh Quảng Châu. Đặc biệt, hắn cũng rất thích đi thị sát và diễn thuyết tại các trường nữ sinh trong thành phố nhằm tìm những mỹ nữ phục vụ cho nhu cầu dâm dục của mình.
Tuy nhiên, tại tỉnh Quảng Châu khi đó có một tỉnh trưởng đương nhiệm tên là Chu Khánh Lan. Dù là người của chế độ cũ, nhưng vị tỉnh trưởng này luôn hô hào ủng hộ chế độ mới của Tôn Trung Sơn. Thực ra, Tôn Trung Sơn cũng thừa hiểu đây là một gián điệp của Đoàn Kỳ Thụy nhưng không thể cách chức ông ta nếu không tìm được lý do chính đáng. Cuối cùng nhà cách mạng này cũng đã phát hiện ra một điểm yếu có thể hạ bệ được nhân vật này: Chu Khánh Lan là một kẻ rất háo sắc.
Vì là một người háo sắc có tiếng nên Chu Khánh Lan rất hay lui tới những chốn ăn chơi truỵ lạc và các kỹ viện khắp tỉnh Quảng Châu. Đặc biệt, hắn cũng rất thích đi thị sát và diễn thuyết tại các trường nữ sinh trong thành phố nhằm tìm những mỹ nữ phục vụ cho nhu cầu dâm dục của mình.
Rất nhiều nữ sinh có nhan sắc tại các trường trong tỉnh đều đã phải phục vụ ông tỉnh trưởng, vì một khi Chu Khánh Lan nhắm tới ai thì người đó khó cơ hội thoát khỏi nanh vuốt của hắn. Vì thế số lượng nữ sinh đã từng phục vụ tên tỉnh trưởng này khó có thể thống kê một cách chính xác.
Lo sợ cho con gái mình lọt vào mắt xanh của Chu Khánh Lan, rất nhiều gia đình có con gái đến tuổi trưởng thành ở Quảng Châu khi đó đều trướng rủ màn che, không dám gửi con em mình đến các trường nữ sinh trong thành phố. Tuy nhiên, không gia đình nạn nhân nào dám tố cáo hành vi của tên tỉnh trưởng vì sợ ảnh hưởng đến tính mạng.
Nhưng có một ngày đẹp trời, tại khách sạn hào hoa bậc nhất tại thành phố Quảng Châu bỗng xuất hiện một đôi tình nhân gắn với nhau như sam, không rời nửa bước. Người ngoài nhìn vào thì nhận xét đó là một cặp trời sinh vì cả hai đều mang dáng vẻ rất phong lưu nhưng cũng rất lả lơi.
Nhưng có một ngày đẹp trời, tại khách sạn hào hoa bậc nhất tại thành phố Quảng Châu bỗng xuất hiện một đôi tình nhân gắn với nhau như sam, không rời nửa bước. Người ngoài nhìn vào thì nhận xét đó là một cặp trời sinh vì cả hai đều mang dáng vẻ rất phong lưu nhưng cũng rất lả lơi.
Rồi ngày tiếp đó, tại một căn phòng sang trọng trong khách sạn, một ký giả đã chụp được những bức ảnh mặn nồng của cặp tình nhân này và dọa sẽ công bố rộng rãi nếu chủ nhân của chúng không trả tiền chuộc. Vì sao người ký giả này lại làm như vậy? Đơn giản người đàn ông trong ảnh chính là tỉnh trưởng Quảng Châu đương nhiệm - Chu Khánh Lan.
Tranh cãi
Để ém chuyện mây mưa của mình, Chu Khánh Lan đã vội vàng bỏ hơn 3000 vạn đồng để mua chuộc tên ký giả kia. Việc thoả thuận được tiến hành trong không khí nhẹ nhàng và hài lòng từ hai phía. Tuy nhiên, sau đó 2 ngày, trên khắp các trang báo tại tỉnh Quảng Châu, người dân đều đọc được thông tin về phẩm chất đồi trụy của tỉnh trưởng Chu Khánh Lan.
Tranh cãi
Để ém chuyện mây mưa của mình, Chu Khánh Lan đã vội vàng bỏ hơn 3000 vạn đồng để mua chuộc tên ký giả kia. Việc thoả thuận được tiến hành trong không khí nhẹ nhàng và hài lòng từ hai phía. Tuy nhiên, sau đó 2 ngày, trên khắp các trang báo tại tỉnh Quảng Châu, người dân đều đọc được thông tin về phẩm chất đồi trụy của tỉnh trưởng Chu Khánh Lan.
Không chỉ có hình ảnh minh họa, câu chuyện trong khách sạn của ông tỉnh trưởng cũng được miêu tả khá chi tiết trong bài phóng sự. Cũng chỉ hai ngày sau khi thông tin này được chuyển thẳng lên cấp trên, vì xấu hổ và nhục nhã, Chu Khánh Lan đã phải nộp đơn từ chức.
Sau vụ việc này, nhiều người đặt câu hỏi vì sao một tên cáo già như Chu Khánh Lan lại có lúc sơ suất như vậy. Hay đã có người đứng sau vụ việc này để dụ Chu Khánh Lan vào bẫy. Tuy nhiên, khi đó không phải ai cũng biết rằng, kịch bản và đạo diễn của vở kịch này không ai khác chính là Tôn Trung Sơn.
Nhận được thông tin về tính háo sắc của tỉnh trưởng Chu Khánh Lan, Tôn Trung Sơn lập tức hạ lệnh tìm kỹ nữ tài sắc nổi tiếng của Hồng Kông khi đó là Tiểu Ngân Linh đến để thực hiện kế hoạch. Kỹ nữ Ngân Linh sau khi đến Quảng Châu, được đưa vào một trường nữ sinh nổi tiếng trong thành phố để theo học.
Nhận được thông tin về tính háo sắc của tỉnh trưởng Chu Khánh Lan, Tôn Trung Sơn lập tức hạ lệnh tìm kỹ nữ tài sắc nổi tiếng của Hồng Kông khi đó là Tiểu Ngân Linh đến để thực hiện kế hoạch. Kỹ nữ Ngân Linh sau khi đến Quảng Châu, được đưa vào một trường nữ sinh nổi tiếng trong thành phố để theo học.
Với vẻ đẹp được coi là nghiêng nước nghiêng thành của mình, Tiểu Ngân Linh đã làm mê mẩn bao nhiêu công tử nhà giàu trong thành phố, nhưng cô lúc nào cũng tỏ ra giữ lễ và rất trong sáng. Chỉ khi có tỉnh trưởng đến diễn thuyết tại trường, cô nữ sinh thơ ngây này mới chính thức bám riết lấy Chu Khánh Lan. Và câu chuyện tình yêu qua buổi diễn thuyết của ông tỉnh trưởng Chu Khánh Lan đã được diễn ra bằng những cuộc mây mưa trong khách sạn với cô nữ sinh xinh đẹp Tiểu Ngân Linh.
Vậy vì sao một nhà cách mạng nổi tiếng như Tôn Trung Sơn lại sử dụng kế sách này? Nhiều nhà phân tích đã đưa ra 3 lý do chủ đạo cho hành động này của ông như sau: Một là Chu Khánh Lan là một tên háo sắc, vì thế mỹ nhân kế là liều thuốc chữa trị hiệu quả và dứt điểm nhất. Hai là Mỹ nhân là một kế sách nhẹ nhàng và hiệu quả, đồng thời cũng tiết kiệm được sinh lực binh sỹ, không tốn một mũi tên hòn đạn cũng như tiền từ ngân sách. Ba là: Vì chính phủ mới của Tôn Trung Sơn còn non trẻ, do yếu tố lịch sử nên tại thời điểm đó ông không có quyền lực tuyệt đối để tự quyết định mọi việc, hơn nữa ông cũng không được hoàn toàn được chi phối lực lượng quân đội, vì thế sử dụng mỹ nhân kế chính là biện pháp vẹn cả đôi đường.
Vậy vì sao một nhà cách mạng nổi tiếng như Tôn Trung Sơn lại sử dụng kế sách này? Nhiều nhà phân tích đã đưa ra 3 lý do chủ đạo cho hành động này của ông như sau: Một là Chu Khánh Lan là một tên háo sắc, vì thế mỹ nhân kế là liều thuốc chữa trị hiệu quả và dứt điểm nhất. Hai là Mỹ nhân là một kế sách nhẹ nhàng và hiệu quả, đồng thời cũng tiết kiệm được sinh lực binh sỹ, không tốn một mũi tên hòn đạn cũng như tiền từ ngân sách. Ba là: Vì chính phủ mới của Tôn Trung Sơn còn non trẻ, do yếu tố lịch sử nên tại thời điểm đó ông không có quyền lực tuyệt đối để tự quyết định mọi việc, hơn nữa ông cũng không được hoàn toàn được chi phối lực lượng quân đội, vì thế sử dụng mỹ nhân kế chính là biện pháp vẹn cả đôi đường.
Nhiều người đưa ra nhận xét kế sách này của Tôn Trung Sơn mang tính chất hạ sách. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc lại cho rằng: Bản thân kế sách không mang tính giai cấp. Dù cho nó có cao sang hay đê tiện nhưng đem lại lợi ích to lớn cho dân tộc thì nó vẫn luôn được coi là cao quý. Cũng giống như một nhà sử học nổi tiếng đã nói: "Anh hùng không hỏi nhau thực hiện như thế nào, mà chỉ cần quan tâm kết quả ra sao”.
Theo ĐS&PL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét