- Các nhà tài trợ cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ bị đe dọa nếu chính phủ không thể kiềm chế được tình trạng lạm phát gia tăng và đồng tiền yếu. Hôm thứ Ba, hãng thông tấn Pháp trích lời Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yasuaki Tanizaki phát biểu tại hội nghị thường niên của các nhà tài trợ về mối quan ngại ngày càng tăng về tình hình giá cả tăng vọt cũng như vấn đề tiền tệ của Việt Nam. Hồi tuần trước tiền đồng đã giảm xuống mức thấp nhất trên thị trường tự do, trong khi giá tiêu dùng hồi tháng 10 đã tăng 11,09% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo một phúc trình của Ngân hàng Thế giới được công bố tại hội nghị thì tiền đồng đã bị giảm giá 3 lần kể từ năm ngoái và đã mất gần 1/3 giá trị so với tiền đôla Mỹ trong 3 năm qua. Đại sứ Nhật Bản nhận định rằng Việt Nam cần ưu tiên thực hiện các biện pháp hiệu quả nhằm phục hồi lòng tin của công chúng về tiền đồng và cải thiện khả năng truyền đạt thông tin tới thị trường nhằm ổn định tiền tệ. Trong khi đó, người đứng đầu bộ phận Châu Á Thái Bình Dương của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định rằng Việt Nam cần thực hiện thêm các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát thị trường ngoại hối và tình hình lạm phát. Hãng tin Reuters trích lời ông Masato Miyazaki phát biểu trong bài diễn văn được chuẩn bị cho hội nghị này nói rằng Việt Nam cần thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để khôi phục lại một cách có trật tự các điều kiện thị trường ngoại hối và kiềm chế áp lực lạm phát. Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam Ayumi Konishi thì nhận định nếu không có sự ổn định về kinh tế vĩ mô Việt Nam sẽ không thể duy trì hay thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong trung hạn và dài hạn. Phát biểu thay mặt Canada, Na Uy và New Zealand, đại sứ Thụy Sĩ Jean-Hubert Lebet nói rằng tỷ lệ người nghèo trong một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở những vùng xa đang gia tăng. Ông Lebet cũng nhấn mạnh rằng tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền tự do bày tỏ ý kiến và tiếp cận thông tin vẫn bị cản trở vào lúc Việt Nam đang chuyển tiếp sang nền kinh tế dựa vào tri thức. Ông Lebet nói rằng việc hạn chế truyền thông và các lĩnh vực khác của xã hội chỉ làm cản trở sự phát triển về kinh tế và xã hội của Việt Nam mà thôi. Nguồn: AFP, Reuters
Tìm kiếm Blog này
Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010
Lạm phát và đồng tiền yếu đe dọa Việt Nam
Lạm phát và đồng tiền yếu đe dọa Việt Nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét