Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

Cố giữ lạm phát một con số

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng mục tiêu kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức 8% trong năm 2010 đến nay khó thực hiện. Vấn đề của hai tháng còn lại là tập trung giữ CPI ở mức một con số.


Tiến sĩ Vũ Đình Ánh
Trao đổi với chúng tôi, ông Ánh nói:
- Nếu so sánh CPI cùng kỳ từ năm 1995 đến nay thì chỉ số giá tháng 9 và tháng 10-2010 đạt mức cao nhất lần lượt 1,31% và 1,05%. Trong vòng 15 năm gần đây, các mốc đáng lưu ý là CPI tháng 9-1998 tăng 1%, tháng 10-2007 là 0,74%.
Có hai nhóm nguyên nhân giải thích việc chỉ số giá tăng mạnh. Về nhóm nguyên nhân ngắn hạn, đầu tiên CPI chịu tác động của nhóm giáo dục với việc điều chỉnh tăng học phí do vào thời điểm tựu trường, nhưng mức tăng này vẫn cao hơn nhiều so với dự báo như tháng 9 tăng 12,02%, tháng 10 tăng xấp xỉ 4%.
Một lý do nữa là nhóm lương thực tăng khá cao, trong đó giá gạo xuất khẩu tăng kéo theo giá gạo trong nước tăng. Tới đây, do tác động của thiên tai nên nhóm lương thực, thực phẩm sẽ tiếp tục chịu áp lực tăng giá.
CPI hai tháng qua cũng chứng kiến sự biến động của nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng chủ yếu do biến động của giá thép, gas vì ảnh hưởng giá thế giới. Hơn nữa, so với cùng kỳ năm ngoái sức mua của thị trường vẫn giữ mức tăng 20-25%. Tỉ giá hối đoái từ đầu năm đến nay tăng hơn 5% trong khi VN vẫn đang nhập siêu góp phần đẩy giá đầu vào tăng.
Nguyên nhân dài hạn liên quan đến chính sách vĩ mô. Từ đầu năm 2010 đến nay VN vẫn duy trì cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ tương đối nới lỏng để duy trì phát triển kinh tế, điều này phần nào gây ra áp lực lạm phát.
- Tính từ đầu năm đến nay CPI cả nước đã tăng 7,58%. Với con số này, nhiều ý kiến cho rằng VN khó đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 8% trong năm nay như Chính phủ đặt ra?
- Thực tế diễn biến giá trong và ngoài nước đến nay nằm ngoài dự đoán của Chính phủ. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia từ cuối năm 2009, phương án tối ưu là khống chế lạm phát ở mức một con số. Đến nay, các yếu tố bất ngờ nằm bên ngoài như thị trường quốc tế vẫn thiếu ổn định, kinh tế thế giới đang chịu những tác động bất thường của câu chuyện phục hồi kinh tế. Mặt khác, nguy cơ lạm phát ở các nước trên thế giới vẫn chưa bộc lộ rõ.

- Thông thường những tháng cuối năm sức mua, nhu cầu tiêu dùng sẽ tác động khiến CPI tiếp tục tăng. Theo ông, cần có những biện pháp nào để giữ CPI dưới hai con số?
- Theo thông lệ bình quân, CPI tăng trên 1% cho cả hai tháng cuối năm. Tuy nhiên xác suất tăng 4% trong hai tháng như năm 2007 vẫn có thể xảy ra nếu thị trường xuất hiện những yếu tố biến động, căng thẳng.
Bao giờ cũng vậy, các biện pháp giải quyết nên bắt nguồn từ nguyên nhân gây ra. Thực chất của việc kiềm chế lạm phát đang nằm ở vấn đề kinh tế vĩ mô chứ không chỉ bình ổn giá cả. Điều cần làm hiện nay là tập trung các biện pháp chính sách tiền tệ, tài khóa, đặc biệt là chi tiêu ngân sách, về tăng cung tiền cũng như tín dụng cho nền kinh tế và kết hợp chính sách tỉ giá hối đoái, chính sách thương mại. Các chính sách này phải đảm bảo phòng ngừa lạm phát tăng lại trong năm tiếp theo.
Phương án hút tiền trong lưu thông nếu thực hiện vẫn nhằm đạt mục tiêu ổn định, kiểm soát được lạm phát ở mức một con số trong năm 2010.
Theo Như Bình
Tuổi trẻ

Share/Bookmark

4 nhận xét:

  1. Giup minh cach doi ten cong ty voi nhe
    Xin cam on nhieu

    Trả lờiXóa
  2. hướng dẫn mình đổi tên công ty với. email:hamrong2005@gmail.com. thanks

    Trả lờiXóa
  3. hướng dẫn mình tính mã kiểm tra mã máy chủ 7 số đầu:
    email: hamrong2005@gmail.com. \
    Thanks

    Trả lờiXóa

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...