Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Dự trữ bắt buộc - Lạm phát

Lạm phát do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không có nguyên nhân tiền tệ, bởi bản chất và biểu hiện cuối cùng của lạm phát làm mất cân đối giữa tiền và hàng là tiền nhiều hơn hàng.
Kiềm chế lạm phát vì thế tăng hàng và giảm tiền. Tăng hàng tuy rất quan trọng trong điều kiện của Việt Nam (vì GDP mới đáp ứng được trên dưới 90% vốn đầu tư và tiêu dùng cuối cùng, tức là còn trên dưới 10% còn phải dựa vào nhập siêu) và không thể thực hiện được trong một sớm một chiều. Vì vậy, việc giảm tiền trong lưu thông là rất quan trọng, trong đó tăng dự trữ bắt buộc là công cụ chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh và tức thì, thường được các ngân hàng trung ương sử dụng để giảm cung tiền, kiềm chế lạm phát.
Năm 2008, Việt Nam đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sau đó còn yêu cầu các ngân hàng thương mại mua trái phiếu bắt buộc Ngân hàng Nhà nước (lên đến 23 nghìn tỉ đồng); Trung Quốc từ cuối năm ngoái đến nay đã sáu lần tăng liên tiếp tỷ lệ dự trữ bắt buộc (hiện đã lên đến 20%).
Lạm phát của Việt Nam năm nay tuy chưa "nóng" bằng 2008, nhưng nếu lạm phát năm 2008 khi xảy ra lại gặp lúc thế giới giảm nhanh nên đã chặn đứng được từ tháng 6, thì năm nay lạm phát thế giới tăng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa, nhưng do sau đó lạm phát trên thế giới giảm, nên đã vội vàng tái xuất, tuy nhiên vẫn bị lỗ lớn.
Năm nay, một số doanh nghiệp nhập khẩu cũng có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu từ đầu năm, để tránh giá nhập cao lên trong thời gian còn lại khi giá thế giới tăng. Vì vậy, việc kiềm chế lạm phát năm nay có thể khó khăn hơn, cần phải có biện pháp mạnh ngoài các biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện. Nhiều chuyên gia đề nghị tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện đang còn ở mức rất thấp (khoảng 3%) lên để chặn đứng lạm phát. Mặc dù Thông tư 13, Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước đã quy định việc cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động không được vượt quá tỷ lệ 80% và chỉ được tính 25% lượng tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) vào nguồn vốn huy động để cho vay, nhưng để "nhốt" một cách chắc chắn số tiền này vào Ngân hàng Nhà nước, thì Ngân hàng Nhà nước cần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên mức bao gồm cả các khoản của Thông tư 13, 19.

Theo : ThanhNien

Share/Bookmark

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...