Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Lạm phát cao chưa thể hạ lãi suất

Nhiều ý kiến đưa ra hiện nay lạm phát đang ở mức cao thì lãi suất vẫn chưa thể hạ xuống ngay được, ông Cao Sĩ Kiêm nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã trao đổi với chúng tôi về vấn đề này.
Thưa ông, mặt bằng lãi suất cho vay 20%, lãi suất huy động từ 14% -16% hiện nay là khá cao. Vậy, trong những tháng đầu năm các mức lãi suất sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?
Kỳ vọng của việc hạ lãi suất là tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được vốn nhiều hơn. Tháng 1/2011 vừa qua, lạm phát đang ở  mức cao, mặc dù có giảm một chút nhưng mức 1,7% -1,8% vẫn là cao. Chúng ta phải hiểu một nguyên tắc là khi chỉ số giá cao thì biểu hiện lạm phát cao nên không thể hạ lãi suất xuống ngay được.

Lãi suất cho vay cao thì đương nhiên doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, nếu lãi bình quân của doanh nghiệp rơi vào khoảng khoảng 22-25% trong khi lãi suất cho vay từ 19-20% thì doanh nghiệp sẽ rất khó để trụ được.
Ở các nước, hệ số doanh nghiệp vay ngân hàng rất ít mà chủ yếu là vốn tự có, vay ngân hàng chỉ là vốn bổ sung. Doanh nghiệp Việt Nam thì vay là chủ yếu nên rời ngân hàng ra là gặp khó khăn. Do vậy, trong tình hình lãi suất cho vay cao thì phần lợi nhuận thu về chỉ đủ trả lãi ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng.
Ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước
Theo ông, tại sao lạm phát cao thì chưa thể hạ lãi suất xuống ngay được?
Khi lạm phát ở mức cao thì chúng ta phải đưa ra biện pháp kiềm chế lại. Lạm phát cao sẽ có hai trường hợp xảy. Một là, phải làm thế nào cho tiền ra ít, thông qua kênh chính sách tiền tệ tức là cho vay, đưa vốn ra. Hai là, đối với chính sách tài khoá thì cần tính đến bội chi ngân sách. Hai kênh này, buộc phải giảm xuống để bớt số tiền lưu thông ra thị trường.
Khi tiền lưu thông ra thị trường giảm, một mặt khi lãi suất cao thì tiền ra ít. Bên cạnh đó, phía người cho vay sẽ chọn lọc đưa vốn vào chỗ nào có hiệu quả, từ đó mới thu hồi được vốn vì lãi suất cao sẽ có nhiều rủ ro. Còn đối với người vay, khi lãi suất cho vay cao thì buộc phải chọn lựa đầu tư vào chỗ nào sinh lời và có đủ khả năng để trả nợ thì mới đàu tư. Với cách tính này sẽ làm cho sự tính toán của xã hội tự nhiên hẹp và chặt lại, từ đó sẽ giảm số lượng tiền lưu thông trên thị trường.
Đồng thời, khi số lượng tiền chặt lại thì việc đầu tư sẽ vào đúng đối tượng, vào đúng chỗ và làm ra của cải, sử dụng nhiều lao động, tạo thêm việc làm, tạo thêm sức mua giúp sản xuất phát triển, tạo điều kiện để hút tiền lưu thông về. Một khi lạm phát đang cao thì cách giải quyết trên là hợp lý.
Những nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến lạm phát  thưa ông?
Lạm phát xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, lạm phát do tiền tung ra từ tín dụng, từ ngân sách dẫn đến tính hiệu quả của đồng tiền không có, rồi hệ số ICOR cao. Trước kia làm 4 đồng thì được 1 DGP giờ làm 8 đồng mới được 1 GDP, con số 4 đồng thêm đó là số tiền đưa ra làm phá giá thị trường.
Vì vậy, tất cả những biện pháp chống lạm phát không chỉ riêng về tín dụng, về lãi suất mà còn phải giảm cả bội chi ngân sách, giảm nhập siêu, giảm hệ số ICOR và giảm cả cán cân thanh toán. Giảm những yếu tố này để bớt số tiền dự trữ buộc phải tung ra.
Tất cả những biện pháp trên, tạo nên yếu tố để nâng giá trị đồng tiền lên làm cho lạm phát giảm xuống. Từ cơ sở đó, mới có thể giảm lãi suất xuống theo vì lãi xuất là giá của đồng tiền mà giá của đồng tiền lại biểu hiện giá cả của thị trường. Vì vậy, khi giá cả thị trường cao thì lãi suất không thể thấp và không thể hạ xuống được. Nếu nếu hạ lãi suất thì sẽ tạo yếu tố cho lãm phát bùng lên.
Thời gian sau Tết nguồn tiền của doanh nghiệp và người dân khá dồi dào nên ngân hàng muốn huy động vốn thì phải nâng mức lãi suất, khuyến mại. Từ đó mặt bằng của lãi suất huy động sẽ bị đẩy lên cao gây khó khăn khi  hạ lãi suất cho vay. Theo ông ý kiến này có chính xác không?
Quý 4 năm 2010, giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng nhanh đồng thời sản xuất theo thời vụ cho Tết Nguyên đán tương đối xa so với Tết tây tạo ra dự trữ dài. Chỉ có mua vào chứ không bán ra do vậy, ngân hàng không thu được vốn nên không cho vay được. Nhưng đến hết Tết nguyên đán, tài khóa được giải phóng hết, tiền thu được về, chi ra ít, khả năng thanh khoản của ngân hàng lớn.
Do đó, sau Tết lãi suất sẽ hạ xuống, lạm phát, chỉ số tăng giá cũng sẽ hạ. Tuy nhiên, đầu tháng 1/2011, lạm phát tuy có giảm đi một chút nhưng vẫn còn ở mức cao. Theo nguyên tắc, lạm phát đang cao thì không thể hạ lãi suất.
Như vậy, muốn lãi xuất hạ xuống thì chúng ta  phải giảm lạm phát?
Để giảm lạm phát cần sức mạnh đồng bộ của toàn xã hội do đó trong một thời gian ngắn không thể kỳ vọng giảm ngay lãi suất. Nếu muốn giảm ngay chỉ có hai cách, thứ nhất là đổi tiền, điều này không thể thực hiện được. Thứ hai, phải tung ra một số tiền rất lớn để người tiêu dùng mua hàng, thực hiện kích thích tiêu dùng. Điều này cũng không thể thực hiện bởi lương của người lao động không thể tăng nhanh do còn phụ thuộc vào năng suất lao động, vào ngân sách.
Ông có lời khuyên nào đối với doanh nghiệp để kìm chế lãm phát mới giảm lãi suất  thời gian dài vậy thời?
Theo tôi, các doanh nghiệp nên tính toán tiềm năng thế mạnh của mình để có sự điều chỉnh nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục khiếm khuyết. Tuy nhiên, theo đánh giá của tôi, doanh nghiệp rất giỏi thích nghi nên khả năng điều chỉnh được sản xuất.
Theo Thanh Huyền
DĐDN

Share/Bookmark

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...