Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

6 nhóm giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát

Ngày 24-2, giới thiệu nghị quyết mới của Chính phủ về “những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội” - Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói nghị quyết có sáu nhóm giải pháp chủ yếu.
Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Theo đó Chính phủ sẽ điều hành thắt chặt lại, kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng tối đa là 20%, nếu cần thiết thì có thể là 17-19%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%.
Giảm tốc độ và tỉ trọng cho vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Chính phủ sẽ tăng cường quản lý ngoại hối. Trong quý 2-2011, trình nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do...

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương phải tập trung quản lý không để đầu cơ đẩy giá, nhất là lương thực thực phẩm, sữa... (Ảnh: N.C.T.)


Share/Bookmark

"Kê toa" trị lạm phát: Cải thiện chính sách tài khóa

Nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ và tài khóa phải thực hiện đồng thời song phải lo về chính sách tài khóa nhiều hơn
Ngay từ quý I, gánh nặng tăng giá đã dồn dập. Chính phủ cần tuyên bố rõ từ nay đến cuối năm có cuộc điều chỉnh nào nữa không. Một tuyên bố mang tính dự liệu về kinh tế như vậy sẽ tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp (DN) và người dân.
Vì giá điện đã được chấp thuận tăng 15,28% nhưng nhiều thông tin cho thấy mức tăng giá đó chưa đủ đáp ứng yêu cầu và chưa cải thiện được tình hình thiếu điện. Xã hội sẽ hiểu là ngành điện vẫn tiếp tục kêu thiếu điện, thiếu vốn và “đòi” thu thêm tiền. Như vậy, nguy cơ tăng giá vẫn còn, khả năng lạm phát vẫn còn.  
Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ vừa nói đến các giải pháp, ví dụ hạ mức tăng trưởng tín dụng xuống 20% chứ không phải cao như trước. Đồng thời đưa ra chủ trương tiết giảm 10% chi thường xuyên của Chính phủ.
Đây là những công cụ cần thiết, ngay cả tăng giá điện ở mức 15,28% là Chính phủ đã tính toán làm sao đỡ ảnh hưởng đến lạm phát. Tuy nhiên, những công cụ đó chưa thật đầy đủ mà phải có giải pháp khác đồng bộ, tổng thể hơn.


Share/Bookmark

TS Vũ Đình Ánh: Mặt trái của ODA với tăng tỷ giá

"Ở các nước, khi điều chỉnh tỷ giá phải cân đối cả thương mại và đầu tư. Thế nhưng ở Việt Nam, điều chỉnh tỷ giá vẫn chủ yếu chỉ liên quan tới chuyện thương mại chứ không đề cập tới chuyện đầu tư và chuyện nợ" - TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính).
Trên thực tế, đã có những nước từ chối vay ODA vì xét thấy rủi ro lớn hoặc điều kiện quá chặt chẽ.
Ví dụ, vay của Nhật Bản thì phải sử dụng các nhà thầu của Nhật Bản, vật liệu xây dựng, thiết kế, tư vấn giám sát cũng phải của Nhật Bản.
Điển hình như Hàn Quốc không nhận ODA, FDI mà lựa chọn mô hình đi vay - trả sòng phẳng theo cơ chế thị trường (không cần biết sẽ làm thế nào để trả nợ, miễn sao trả được nợ).
Một rủi ro rất lớn khác là cả trong thực tế và trong lý thuyết, khi thanh toán đều thường phải quy ra USD dẫn tới nảy sinh rủi ro chéo - rủi ro giữa đồng tiền thực tế vay mượn và đồng tiền quy ra để hạch toán nợ.
Chẳng hạn, đồng Yên lên giá so với USD, khi đó, quy mô nợ phải thanh toán không chỉ cộng thêm khoản “trội” do tăng tỷ giá giữa đồng Việt Nam với USD mà còn “cộng hưởng” thêm khoản “trội” do tăng tỷ giá giữa đồng Yên với USD. “Đơn cử như vừa qua, khi tỷ giá giữa Yên với USD tăng từ 85Yên/1USD lên 80 Yên/1USD, tự nhiên khối lượng nợ của Việt Nam lại tăng vọt”.


Share/Bookmark

Internet Download Manager 6.0 phiên bản mới nhất + crack


Share/Bookmark

Chế định chào bán cổ phần riêng lẻ: Gây khó cho DN

Download : Nghị định 01/2010/NĐ-CP nagỳ 04/01/2010 : http://www.mediafire.com/?82lo2qq2616uwp4
                   Công văn 350/UBCK-QLPH ngày 27/01/2011 : http://www.mediafire.com/?0wvud894n6icvs9

Sau gần 1 năm kể từ ngày Nghị định 01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ có hiệu lực, đến thời điểm này, có thể nói do nhiều nguyên nhân như phạm vi, đối tượng áp dụng quá rộng không trọng điểm vào vấn đề pháp lý cần điều chỉnh, thiếu tương thích với Luật DN và các văn bản hướng dẫn, nhiều quy định thiếu thực tế đã gây ra vướng mắc trong việc áp dụng.
Bên cạnh đó, sau 1 năm Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định, dẫn đến việc ách tắc trong việc áp dụng cho Cty cổ phần (CTCP) tăng vốn Điều lệ, đăng ký Cty đại chúng...
Nếu nói rằng Nghị định này đã vô hiệu hóa chế định Cty cổ phần thì chưa thấu đáo. Nhưng nếu nói Nghị định 01 đã vô hiệu hóa một cơ chế, một cách thức huy động vốn hiệu quả của hàng chục nghìn CTCP (chưa đại chúng) hiện nay thì có thể thấy rõ bởi thời gian qua việc áp dụng quy định nói trên của các CTCP đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.


Share/Bookmark

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Biến động lãi suất, tỷ giá trong mắt doanh nghiệp Việt

Lãi suất tăng cao, tỷ giá vừa có điều chỉnh mạnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ chịu tác động như thế nào?


Share/Bookmark

Lạm phát cao chưa thể hạ lãi suất

Nhiều ý kiến đưa ra hiện nay lạm phát đang ở mức cao thì lãi suất vẫn chưa thể hạ xuống ngay được, ông Cao Sĩ Kiêm nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã trao đổi với chúng tôi về vấn đề này.
Thưa ông, mặt bằng lãi suất cho vay 20%, lãi suất huy động từ 14% -16% hiện nay là khá cao. Vậy, trong những tháng đầu năm các mức lãi suất sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?
Kỳ vọng của việc hạ lãi suất là tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được vốn nhiều hơn. Tháng 1/2011 vừa qua, lạm phát đang ở  mức cao, mặc dù có giảm một chút nhưng mức 1,7% -1,8% vẫn là cao. Chúng ta phải hiểu một nguyên tắc là khi chỉ số giá cao thì biểu hiện lạm phát cao nên không thể hạ lãi suất xuống ngay được.


Share/Bookmark
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...