Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Lãi xuất : Thực dương , thực âm

Một số bài viết có ý kiến và quan điểm về lãi xuất : thực dương ,thực âm , để các bạn tham khảo .
Định hướng mới về chính sách tiền tệ

Ngày 29/8, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức công bố các thông tin cơ bản về nội dung cuộc họp với 12 ngân hàng thương mại lớn vào cuối tuần qua.

Về lãi suất, các ngân hàng cam kết thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động 14%/năm và đồng thuận giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường xuống 17-19%/năm từ giữa tháng 9/2011.

Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, tình hình thực tế của thị trường và ý kiến của các ngân hàng thương mại, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có ý kiến kết luận về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong 4 tháng cuối năm .................

End the Fed  - Theo Giangle – Kinhtetaichinh.blogspot.com


Có một bạn hỏi ý kiến tôi về phát biểu mới đây của thống đốc Nguyễn Văn Bình về "định hướng lâu dài lãi suất tiền gửi không thể thực dương". Tìm hiểu thêm về đoạn trả lời phỏng vấn này của thống đốc, tôi phát hiện ra rằng lập luận của ông Bình rất giống quan điểm của Ron Paul trong quyển "End the Fed" phát hành năm 2009. Đại loại là thống đốc Bình phân chia chức năng "giữ hộ tiền", theo ngôn ngữ của Ron Paul là "warehouse", với chức năng đầu tư (risky investment) trong hệ thống tài chính. Nếu ngân hàng chỉ làm chức năng warehouse thì người gửi tiền phải trả phí để được ngân hàng giữ hộ tiền cho mình và điều này tương đương với lãi suất (thực) âm. Hi vọng thống đốc Bình không phải là fan của Ron Paul, nếu không ông sẽ là central banker đầu tiên trên thế giới muốn bãi bỏ institution mà mình lãnh đạo theo lời kêu gọi của một lãnh tụ Tea Party bên Mỹ.

Trước khi phân tích thêm về chức năng warehouse và investment của các ngân hàng, xin được nói lại là lãi suất âm, kể cả lãi suất danh nghĩa chứ không chỉ lãi suất thực, không phải là điều không thể xảy ra. Mấy ngày gần đây một số ngân hàng Thụy sĩ bắt đầu trả lãi suất danh nghĩa âm, nghĩa là khách hàng phải trả phí để được gửi tiền vào tài khoản của họ. Đây là hệ quả của việc đồng Swiss franc tăng giá quá mạnh nên số lượng tiền gửi vào các ngân hàng Thụy sĩ tăng lên quá nhanh và các ngân hàng không biết phải làm gì với số tiền này. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với một ngân hàng lớn của Mỹ ngay cả khi đồng USD đang bị mất giá trầm trọng. Điều đó có nghĩa là các ngân hàng hiện nay đang dần thiên về chức năng warehouse thay vì chức năng intermediary và lý do của sự chuyển dịch này đơn thuần vì kinh tế thế giới đang có nguy cơ suy thoái trở lại. Ở đây tôi xin nhấn mạnh vào điểm các ngân hàng được quyền tự do quyết định thiên về chức năng warehouse hay intermediary tùy vào tình hình kinh tế và dự báo của họ.

Trong khi đó theo quan điểm của Ron Paul và thống đốc Nguyễn Văn Bình, nhà nước phải tách bạch 2 chức năng này ra 2 nhánh riêng biệt trong hệ thống tài chính để ngăn ngừa rủi ro. Về bản chất đây là ý tưởng chống lại hệ thống fractional reserve banking mà tôi đã có lần đề cập đến trước đây. Ý tưởng yêu cầu ngân hàng phải có 100% reserve, nghĩa là không được cho vay số tiền mà khách hàng gửi vào mà chỉ được cho vay bằng số vốn tự có của mình, đã xuất hiện trong giới kinh tế trước Ron Paul khá lâu (trường phái full reserve banking). Những người ủng hộ gold standard (như Ron Paul) thường không phân biệt rõ fiat money và fractional reserve banking, đánh đồng 2 khái niệm này với nhau và cho rằng đây là "ý chí" của nhà nước mặc dù trên thực tế cả fiat money và fractional reserve banking đều là phát kiến của thị trường để giải quyết nhu cầu medium of exchange ngày càng tăng. Một số conspiracy theorists thậm chí đi xa hơn cho rằng hệ thống fiat money và central banking là kết quả của sự thao túng nhà nước của một/vài gia tộc tài chính lớn như Rothschild hay Morgan. Rồi thậm chí cả IMF/WB cũng là những cánh tay nối dài của các banking dynasty này.


Lãi suất thực: Âm hay dương?
Ngân hàng Nhà nước vn nên ly lãi sut thc dương làm ch đo trong trung và dài hn.
Vic Ngân hàng Nhà nước đã quyết tâm h lãi sut huy đng xung còn 14%/năm và lãi sut cho vay xung 17-19%/năm, khiến mt s chuyên gia lo ngi lãi sut không còn thc dương na liu rng lãi sut có cn phi luôn luôn thc dương hay không? 
Cho đến tháng 8.2011, mc lm phát theo tháng có chiu hướng gim nhưng mc gim còn chm và lm phát theo năm vn còn tiếp tc tăng cao lên trên 23%. Điu đó cho thy kim chế lm phát vn nên là mc tiêu hàng đu ca vic điu hành chính sách. Tuy nhiên, gn đây, Ngân hàng Nhà nước đã quyết tâm h lãi sut huy đng xung còn 14%/năm và lãi sut cho vay xung 17-19%/năm, khiến mt s chuyên gia lo ngi lãi sut không còn thc dương na (đi vi nhiu chuyên gia kinh tế, lãi sut huy đng nên được tăng lên đ đm bo lãi sut thc dương đ kim chế lm phát). Điu đó có mâu thun vi mc tiêu kim chế lm phát mà Chính ph đeo đui by lâu nay?
Lãi suất thực có nhất thiết phải luôn luôn dương?
Một số ý kiến cho rằng lạm phát cao trên 20% trong khi lãi suất huy động của các ngân hàng chỉ ở mức 17-19% (thời gian qua, đã có không ít tổ chức tín dụng phá rào trần lãi suất huy động 14%) nên lãi suất thực đang âm. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, do chưa có một cách tính lạm phát kỳ vọng phù hợp và lòng tin vào chính sách chưa mạnh, nên không ít người dùng lạm phát hiện tại để tính lãi suất thực (theo lý thuyết, lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - lạm phát kỳ vọng).
Hơn nữa, lạm phát thông thường (headline inflation) được Tổng cục Thống kê công bố chỉ có ý nghĩa phản ánh mức thay đổi tương đối về chi phí sinh hoạt hằng ngày, vốn được sử dụng nhiều trong việc điều chỉnh lương hơn là cho chính sách tiền tệ. Do đó, lạm phát thường được sử dụng khi tính lãi suất thực ở đây nên là lạm phát cơ bản (core inflation), tức là mức lạm phát sau khi đã loại trừ những yếu tố biến động mang tính thời vụ.
Lạm phát cơ bản chưa được công bố bởi Tổng cục Thống kê, nhưng theo cách tính của người viết, hiện tại lạm phát cơ bản vào khoảng 13-14%. Với quyết tâm kiềm chế lạm phát bằng chính sách tiền tệ và tài khóa kết hợp của Chính phủ, lạm phát được đa số chuyên gia cho rằng sẽ giảm dần. Do đó, lạm phát kỳ vọng hiện nay nên chỉ ở mức 13%, hoặc thấp hơn. Nói cách khác, lãi suất huy động ở mức 14% hiện nay (các ngân hàng đã đồng thuận tuân thủ nghiêm quy định trần lãi suất huy động 14% từ ngày 8.9.2011) là lãi suất thực dương.
Nâng lãi sut là liu thuc cn thiết khi chng lm phát nhưng mc tăng lãi sut nên hướng đến lãi sut thc dương trong trung và dài hn, ch không nên cng nhc là phi đt được lãi sut thc dương mi thi đim. Nó nên được thc hin vi mt liu lượng hp lý, linh đng đ bo đm li ích ti đa cho xã hi ch không phi ch cho người gi tin trong ngn hn. Vic lãi sut cho vay mc rt cao trên 20% trong mt thi gian dài s không khuyến khích sn xut và đu tư vào mt s lĩnh vc quan trng. Điu đó có th dn đến tình trng lm phát đình đn (stagflation), tc nn kinh tế trì tr nhưng lm phát vn cao.

Trên thc tế, nhng du hiu ca lm phát đình đn đã xut hin trong mt s lĩnh vc. Chng hn, dù giá bán heo đã tăng cao (nghĩa là người chăn nuôi có th kiếm li ln t vic nuôi heo) nhưng nhiu h gia đình vn b chung tri vì chi phí thc ăn chăn nuôi tăng mnh, lãi sut vay vn cao.
Khi lạm phát có nguy cơ tăng cao, việc nâng lãi suất cơ bản để nâng mặt bằng lãi suất là điều đầu tiên các ngân hàng trung ương cần làm. Vần đề là nhiều ngân hàng trung ương vướng vào bẫy tăng lãi suất quá mức trong khi lạm phát lại do nhiều nguyên nhân gây ra. Tăng lãi suất bao nhiêu là hợp lý luôn là thách thức lớn đối với các ngân hàng trung ương.
Lãi suất thực dương nhìn từ Thái Lan và Trung Quốc
Lãi suất tiền gửi của Thái Lan hầu như luôn thấp hơn mức lạm phát trong vòng 10 năm qua. Nói cách khác, nếu tính lãi suất thực theo lạm phát thông thường, lãi suất thực ở Thái Lan gần như luôn luôn âm. Nhưng nếu tính dựa trên lạm phát cơ bản thì có thể thấy lãi suất thực ở nước này vẫn dương và chỉ âm trong vài giai đoạn ngắn.
Ngoài áp dụng chính sách tiền tệ, Thái Lan còn thực hiện hiệu quả một số chính sách khác để kiểm soát lạm phát. Do đó, không có gì khó hiểu khi Thái Lan vẫn kiểm soát lạm phát khá tốt.
Trường hợp của nền kinh tế Trung Quốc cũng cho thấy điều tương tự. Lãi suất tiền gửi năm 1994 của nước này thậm chí còn thấp hơn lạm phát thông thường đến gần 20%. Thế nhưng, lạm phát vẫn đi xuống khá nhanh sau khi tăng mạnh.
Theo quan điểm của người viết, trong chính sách điều hành, Ngân hàng Nhà nước vẫn nên lấy lãi suất thực dương làm chủ đạo vì trong trung và dài hạn, chính sách này sẽ giúp kiềm chế lạm phát bằng cách khuyến khích tiết kiệm, tăng cường hiệu quả đầu tư, hạn chế tình trạng đầu cơ vào hàng hóa. Tuy nhiên, bài học từ các nước như Thái Lan và Trung Quốc cho thấy một điều: Chính phủ vẫn có thể kiểm soát lạm phát khi lãi suất thực âm nếu lạm phát bị ảnh hưởng nhiều bởi nguồn cung (thời tiết, dịch bệnh…) và nhất là trong giai đoạn kinh tế suy thoái, tổng cầu giảm mạnh.
Người viết cũng cho rng, Vit Nam hin nay đã hi đ điu kin đ áp dng chính sách trên. Dù xut khu tăng trưởng tt và thâm ht thương mi gim, nhưng tăng trưởng tng sn phm quc ni (GDP) vn gim do sc tiêu th ni đa suy yếu. Tng lượng hàng hóa bán l ch tăng 3-4% trong 8 tháng đu năm (riêng trong 2 tháng gn đây, lượng hàng bán l còn gim so vi năm trước), thp nht trong nhiu năm. Hàng tn kho ca rt nhiu mt hàng li tăng mnh.
Trong khi đó, đã có nhiều yếu tố cho thấy áp lực lạm phát đã bắt đầu giảm. Yếu tố dẫn đến lạm phát cao trong những tháng qua không phải do cầu mạnh mà là do cung thực phẩm yếu. Vì thế, giải pháp tốt nhất là kích thích nguồn cung thực phẩm, chứ không phải tiếp tục giảm cầu.
Chính phủ đã đi đúng hướng trong việc giảm lãi suất theo mức giảm lạm phát, tăng cường hỗ trợ ngành nông nghiệp, chăn nuôi thông qua việc ưu đãi lãi suất, hỗ trợ nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp… Tuy nhiên, không ít mối quan ngại cho rằng nếu lãi suất thấp hơn lạm phát thì sẽ dẫn đến tín dụng tăng nhanh, thâm hụt thương mại và lạm phát có thể tiếp tục bị đẩy lên, nhất là đối với nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh như Việt Nam.
Về vấn đề này, theo người viết, tổng cung tín dụng và chất lượng tín dụng cũng quan trọng không kém mức lãi suất. Nếu Ngân hàng Nhà nước quyết tâm giữ tăng trưởng tín dụng thấp hơn 20%, tăng trưởng cung tiền M2 thấp hơn 15% và điều phối tín dụng hợp lý thì sẽ có thể giảm lãi suất mà không ảnh hưởng nhiều đến thâm hụt thương mại và lạm phát.
Có thể thấy, một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả đầu tư của toàn nền kinh tế Việt Nam thấp là chất lượng tín dụng kém, chứ không chỉ do chi phí tín dụng rẻ (tất nhiên, chi phí rẻ cũng góp phần tạo nên chất lượng kém).
Theo dự báo của người viết, rủi ro lạm phát tăng cao trong tháng 11 và 12 là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiều khả năng giá gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ tăng khoảng 20% khi chính phủ nước này bắt đầu mua gạo vào và hạn chế xuất khẩu từ tháng 10 tới. Rủi ro lạm phát cao xảy ra trong tháng 11 có lẽ không thấp nếu Chính phủ Việt Nam không có quyết sách can thiệp kịp thời vào thị trường gạo.
Theo nhipcaudautu

Lạm phát và lãi suất: Nước lên, thuyền lên
 Từ tháng 4-2011 lạm phát đã bắt đầu giảm nhiệt, song lãi suất cao vẫn đang là vấn đề đau đầu đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cơ quan có trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ. Thực ra các doanh nghiệp còn đau đầu hơn, bởi lãi suất cho vay của ngân hàng thấp cũng đã 18-20%, cao thì tới 22-25%, lợi nhuận nào chịu cho thấu! Các ngân hàng thương mại cũng không vui vẻ gì, bởi lãi suất huy động của họ không thể chỉ là 14% như trần quy định, mà đã phải cao hơn nhiều để giữ tiền gửi không chảy sang ngân hàng khác.
Để ngăn chặn ngân hàng thương mại tùy tiện trả lãi suất huy động vượt trần và tăng lãi suất cho vay, đã có ý tưởng quy định cả trần lãi suất cho vay. Song ý tưởng này chưa thành hiện thực, bởi có e ngại rằng mức trần lãi suất cho vay này cũng sẽ bị vô hiệu hóa như trần lãi suất huy động. Sự lúng túng này thể hiện tư duy chưa rõ ràng về mối liên hệ nhân quả giữa lạm phát với lãi suất.


Muốn giảm được lãi suất ngân hàng thì trước tiên cần phải đẩy lùi lạm phát.

Nước lên, thuyền lên
Thành ngữ trên diễn đạt tương quan vật lý giữa nước và thuyền, cũng diễn đạt mối quan hệ nhân quả giữa hai sự việc. Để phù hợp với ý tưởng nêu trong bài này, xin mạn phép được cải biên thành ngữ trên thành “lạm phát tăng (giảm), lãi suất tăng (giảm)”, trong đó lạm phát là nhân, lãi suất là quả. Cách hiểu như vậy không có gì mới, bởi lãi suất thực chất cũng chỉ là một loại giá: giá vốn vay. Trong điều kiện lạm phát, mọi giá đều tăng, cho nên giá vốn vay (hay lãi suất) có tăng cũng là điều hợp lẽ.
Thực tế cho thấy lạm phát và lãi suất đồng hành, tuy cùng chiều, nhưng lãi suất luôn cao hơn lạm phát, bởi trong quan hệ tín dụng, nguyên tắc lãi suất huy động thực dương được chấp nhận nhằm bảo đảm cho người gửi tiền có “lãi”. Thật vậy, những năm trước đây, khi lạm phát ở mức 5-7%, lãi suất huy động trên dưới 10% là đã được chấp nhận, bởi sau khi trừ đi khoản mất giá do lạm phát, người gửi tiền vẫn còn có thể lãi được 3-4%. Bởi vậy khi lạm phát lên tới 11,75% (năm 2010), theo nguyên tắc lãi suất dương, các ngân hàng đã chủ động nâng lãi suất huy động lên cao hơn lạm phát nhằm giữ chân người gửi tiền.
Trước tình thế đó, NHNN cảm thấy cần trực tiếp can thiệp để đưa lãi suất huy động đi vào trật tự. Tháng 3-2011, NHNN ra thông tư quy định trần lãi suất huy động 14%. Con số 14% có lẽ cũng bắt nguồn từ nguyên tắc lãi suất thực dương, nhưng lại tính trên cơ sở so sánh một con số tĩnh (trần lãi suất 14%) với một con số động (11,75%, lạm phát vào thời điểm 12-2010). Vì thế khi trần lãi suất tiếp cận được với lạm phát, thì lạm phát đã là con số cao hơn. Chỉ trong ba tháng đầu năm 2011, lạm phát đã tăng thêm 6%, tức là đã vượt trần lãi suất huy động ngay tại thời điểm nó được ban hành.
Nếu từ tháng 3-2011, ngân hàng chỉ trả cho người gửi tiền đúng theo trần lãi suất, lãi suất thực sẽ không còn là dương nữa, mà đã trở thành âm. Tính tới tháng 6-2011, lạm phát đã lên đến 13,29%, dự kiến cả năm có thể lên tới 18-20%, vượt xa lãi suất trần. Người gửi tiền cảm thấy “lỗ” và phản ứng tự nhiên là muốn rút tiền về để đưa vào nơi trú ẩn an toàn hơn.
Để tránh tình trạng rút tiền ồ ạt, các ngân hàng phải tìm cách “lách” luật. Về danh nghĩa họ vẫn chỉ trả lãi suất tối đa là 14%, nhưng lại trả thêm các khoản thưởng, khuyến mãi... sao cho lãi suất thực lại trở thành dương. Ý tưởng khống chế lãi suất huy động bằng biện pháp hành chính của NHNN đã không hiệu quả.
Nước xuống, thuyền mới xuống được
Với nhận thức lãi suất là một loại giá, lãi suất huy động phải biến động theo lạm phát. Lạm phát khiến giá cả vật tư, hàng hóa tăng, cầu vốn kinh doanh tăng. Cùng lúc, Nhà nước lại thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt, cung vốn hạn chế. Trong tình thế đó, lãi suất tăng là đúng theo quy luật khách quan. Một mặt nó khuyến khích tăng cung (thu hút thêm tiền gửi vào ngân hàng), mặt khác hạn chế cầu (người ta chỉ vay khi có lợi). Cho nên lãi suất tăng (giảm) chính là cơ chế tự cân đối cung cầu vốn vay của kinh tế thị trường. Nếu lạm phát tiếp tục tăng, thì lãi suất tất phải tăng theo, dù cho Nhà nước có dùng quyền lực quy định lãi suất trần, như đã làm, thì trong thực tế các ngân hàng thương mại cũng tìm ra cách phá thủng cái trần đó.
Một nền kinh tế mà lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều quá cao là một nền kinh tế không bình thường, chứa đựng nhiều nhân tố không ổn định. Trong mối tương quan “nước lên, thuyền lên”, nếu muốn “thuyền xuống”, thì “nước phải xuống”. Muốn giảm lãi suất, phải giảm được lạm phát, chứ không phải ngược lại. Cho nên cuộc chiến giảm lãi suất nằm trong và dựa vào kết quả cuộc chiến chống lạm phát. Những điều này đã được đề cập trong Nghị quyết 11. Vấn đề là ở chỗ vận dụng cụ thể sao cho đồng bộ.
                                                                                                                                    (TBKTSG

Interest rate - Theo Giangle – Kinhtetaichinh.blogspot.com


Vấn đề lãi suất thực âm/thực dương hóa ra "nóng" hơn tôi nghĩ, dưới đây tôi sẽ trình bày một số lập luận về vấn đề này trên quan điểm kinh tế học. Tôi tạm bỏ qua vấn đề lạm phát ở đây, không phải nó không quan trọng mà để tập trung vào khái niệm lãi suất thực. Trong bài này trừ những chỗ tôi nói rõ là lãi suất danh nghĩa, thuật ngữ lãi suất sẽ được hiểu là lãi suất thực. Tôi cũng bỏ qua không phân biệt giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn, risky vs risk free... để không bị sa đà vào những tiểu tiết phức tạp của thị trường tài chính.

Trong kinh tế học lãi suất là một loại giá (price of capital) và nó phụ thuộc vào tương tác giữa cung và cầu trong thi trường vốn. Xin nhấn mạnh cung và cầu ở đây phải hiểu là supply/demand schedules hay functions chứ không phải một điểm cụ thể (bạn không thể nói cung là 100 đơn vị hay cầu là 200 đơn vị mà không nói những con số đó gắn liền với mức giá nào). Trên thị trường vốn, tạm bỏ qua nguồn vốn nước ngoài, nguồn cung vốn do các khoản tiết kiệm của người dân (giới doanh nghiệp và nhà nước thường có tiết kiệm âm). Cung vốn, hay capital supply, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó lãi suất chỉ là một. Ví dụ nhu cầu tiết kiệm của người dân phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội nói chung, điều kiện/chi phí y tế, giáo dục, tần suất thiên tai... Một yếu tố rất quan trọng mà nhiều lý thuyết/mô hình kinh tế cho rằng có ảnh hưởng lớn lên nhu cầu tiết kiệm của người dân là intertemporal discount factor, nghĩa là ý chí chủ quan của từng cá nhân khi phân bổ tiêu dùng giữa hiện tại và tương lai. Khái niệm này rất gần nhưng không hoàn toàn là time value of money mà nhiều sách tài chính vẫn nhắc đến. Trong một mô hình cân bằng tổng thể (general equilibrium) discount factor phải bằng lãi suất.

Cầu vốn, capital demand, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và nhà nước, đồng thời nhu cầu vay tiêu dùng của cá nhân nếu họ vay được (không bị liquidity constraint). Đối với doanh nghiệp đi vay đầu tư, giá vốn hay cost of capital (tạm thời không phân biệt equity vs debt capital) phải được so sánh với lợi ích của nó đem lại. Nghĩa là lãi suất phải thấp hơn marginal benefit of capital thì doanh nghiệp mới đi vay (hoặc raise equity) để đầu tư. Nói theo ngôn ngữ tài chính thông dụng thì IRR phải lớn hơn lãi suất thì doanh nghiệp mới đầu tư. IRR của một dự án đầu tư hay của cả nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quan trọng theo kinh tế học là ảnh hưởng của hiện tượng diminishing marginal product of capital, nghĩa là khi một doanh nghiệp hay một quốc gia có quá ít capital thì lợi ích của một đồng vốn mới sẽ lớn hơn nhiều so với khi họ đã có thừa thãi capital. Một mô hình cân bằng tổng thể sẽ có kết quả marginal product of capital bằng với lãi suất, nghĩa là MPC=DF.

Vậy trong dài hạn khi supply và demand của thị trường vốn cân bằng thì lãi suất ở trạng thái equilibrium đó có thể âm hay không? Xét về phía demand lãi suất âm tương đương với MPC âm (IRR âm) nghĩa là những dự án đầu tư của nền kinh tế không tạo thêm của cải cho xã hội mà làm triệt tiêu bớt những gì đã có. Điều này sẽ làm tổng lượng vốn trong xã hội giảm dần và đến một lúc nào đó lãi suất sẽ phải tăng trở lại (nguyên lý diminishing return bên trên). Xét về phía supply, lãi suất âm cho thấy những yếu tố ngoài lãi suất phải có tác động rất mạnh để người dân chấp nhận vẫn tiếp tục tiết kiệm dù họ biết sẽ bị mất một phần tài sản trong tương lai. Những yếu tố ngoài lãi suất đó phải rất xấu, vd khủng hoảng, chiến tranh, thiên tai, và không ai cho rằng chúng sẽ tồn tại vĩnh viễn (i.e. tận thế). Nghĩa là những người tiết kiệm, supplier of capital, chỉ chấp nhận lãi suất âm trong ngắn hạn để vượt qua giai đoạn khó khăn. Ngay cả nếu những yếu tố khó khăn đó kéo dài hơn dự kiến thì lãi suất vẫn phải tăng trở lại vì tổng vốn của xã hội bị tiêu hao do yếu tố IRR âm bên trên.

Tóm lại, trên quan điểm kinh tế học một nền kinh tế lành mạnh (với nghĩa có tăng trưởng ổn định) sẽ phải có lãi suất dương trong dài hạn. Đây là quan điểm của standard (neoclassical) economics, không liên quan gì đến Keynesian hay Austrian schools. Lập luận của Ron Paul/Nguyễn Văn Bình về lãi suất thực âm vì người dân phải trả tiền cho warehouse giữ hộ tiền cho họ thực ra không đầy đủ. Trong một nền kinh tế thị trường tự do, nếu doanh nghiệp có MPC dương (IRR dương) họ sẽ tìm cách huy động vốn và người dân sẽ được hưởng lãi suất dương kiểu này hay kiểu khác (thông qua mutual funds, money market funds, preferred shares...).

 

Muốn hạ lãi suất ,các nhóm lợi ích cần biết hy sinh


Để việc hạ lãi suất được bền vững thì phải xuất phát từ việc hạ kỳ vọng lạm phát chứ không phải là đi ngược lại quy trình này.
Và vic h kỳ vng lm phát, trong ngn hn, phi xut phát t vic h giá nhng chi tiêu cơ bn trong nn kinh tế như giá xăng, đin, giáo dc, y tế và lương thc.

Gim lãi sut nhưng đng đ tr thành tr giá cho nhóm li ích trung gian

Đ vic h lãi sut được bn vng thì cn phi đi tìm nguyên nhân lãi sut cao. T nhng gì din ra, ta thy có hai nguyên nhân cơ bn làm cho lãi sut cao thi gian qua là (1) các ngân hàng phi đy lãi sut huy đng lên cao do đó góp phn đy mt bng lãi sut cho vay; (2) lãi sut huy đng b đy lên cao là do mt bng lm phát cao và kỳ vng lm phát tương lai vn còn cao, cng vi t sut sinh li cao ca nhng công c đu tư khác như vàng, buc người dân đòi hi mt mc sinh li ln thì mi chu gi tin vào ngân hàng.

Như vy, gim lãi sut phi bt đu t vic h mt bng lm phát kỳ vng. Nói cách khác là làm cho người dân tin tưởng các bin pháp chng lm phát ca Chính ph s phát huy hiu qu và kéo lm phát v dưới mt con s, tt nht là vào năm 2012.

Cho đến nay, dù đã thc hin kim soát đu tư công và tht cht tin t, giá c trong nn kinh tế vn b đi lên, mt phn do vic kim soát tài khóa chưa tht cht ch, bên cnh đó còn là do mt s nhóm li ích kim soát các kênh phân phi ca các mt hàng nông sn, xăng du, đin, giáo dc, y tế... Điu này dn đến mt bng giá c bán l hin ti b đi lên nhiu so vi giá bán s và mt bng chi phí chung trong xã hi mc cao.

Nếu nói rng hin nay nhiu doanh nghip trong nn kinh tế khó khăn và thua l do nh hưởng kinh tế toàn cu thì không lý do gì chp nhn mt nhóm li ích có t sut sinh li cao nh nm gi nhng mt xích quan trng trong các kênh phân phi và nm vai trò gn như đc quyn mt s lĩnh vc, và thm chí nhóm li ích này còn thc hin vic công b l trong khi h tht s là li.

Do vy, nếu nhóm li ích này chp nhn chia s gánh nng v giá c trong nn kinh tế thì có th giúp mt bng giá c được kim soát tt hơn. Ch cn khi giá mt s mt hàng thiết yếu được kim chế, kỳ vng lm phát ca người dân nhiu kh năng s gim đi và do đó giúp ích nhiu cho vic h lãi sut được bn vng.

Có ý kiến cho rng gim lãi sut trước mi làm gim lm phát. Ý kiến này da trên gi đnh lm phát hin ti là do chi phí đy. Theo đó, doanh nghip có th đy được phn ln chi phí tăng thêm vào giá bán cho người tiêu dùng gánh chu. Nhưng điu đó ch đúng nếu nn kinh tế đang khan hiếm hàng hóa thì quyn lc làm giá (bargaining power) ca doanh nghip mi tht s có tác đng ln.

Nhưng tình hình tiêu th hàng hóa trên th trường hin ti và tình trng hàng tn kho ca mt s doanh nghip cho thy mt thc tế ngược li (xem s liu c th trong bài “Đim sáng đang m dn” tr. 44-45 s báo này).

Quyn lc làm giá ca các doanh nghip sn xut không ln, đng thi vi s tn ti ca nhng nhóm li ích có kh năng chi phi khâu phân phi trung gian và “làm giá” mnh vi nhng sn phm cui cùng đến tay người tiêu dùng khiến cho lp lun h lãi sut có th giúp h lm phát cn phi có thêm nhiu chng c thc tin đáng tin cy.

Cho dù chi phí lãi vay ca doanh nghip sn xut h khiến h có th h giá bán ra thì thông qua kênh phân phi nó vn có th được đy lên thêm đ khi đến tay người tiêu dùng giá c vn như cũ nhưng người đóng vai trò trung gian hưởng li thêm mt phn na. Thc tế giá hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng đã qua mt h thng kênh phân phi chng cht trong nn kinh tế, nên có th biến vic h lãi sut thành vic tr giá thêm cho nhóm li ích trung gian phân phi trong nn kinh tế ch không phi là chng lm phát.

Vì vy, h mt bng lãi sut và tiếp tc thc hin phân phi tín dng cho doanh nghip cn tin đ đm bo duy trì sn xut và đm bo tăng trưởng, tránh v n và tht nghip là hp lý, nht là trong bi cnh kh năng tăng tín dng vn còn đó (mc tăng tín dng hin ti trong h thng vn dưới mc tiêu 20% đ ra cho c năm).

Tuy nhiên, không phi mun h mt bng lãi sut mt cách bn vng là có th làm được nếu lm phát tiếp tc cao. S dng công c bơm thanh khon, tái cp vn hay các bin pháp đng thun h lãi sut ch có th tác đng tm thi đến mt bng lãi sut.

Nếu kỳ vng lm phát và mt bng lm phát vn cao thì không th h lãi sut được bn vng. Và càng không th kỳ vng h lãi sut s chn được lm phát trong bi cnh doanh nghip sn xut không có nhiu quyn lc quyết đnh giá trong khi nhóm li ích có tác đng ln trong chui phân phi thì vn có kh năng đy giá các mt hàng thiết yếu lên cao.

Lãi sut cao và tính bt đnh: cái nào quan trng hơn

Mt s ngân hàng cho rng hin nay đang rt tha tin nhưng do lãi sut cho vay quá cao nên doanh nghip không th chu đng ni. Lp lun này đng nghĩa vi vic h thng ngân hàng phi h lãi sut. Tuy nhiên, liu đây có phi là thông tin chính xác? Khi được ngân hàng điu tra hoc phng vn, đương nhiên các doanh nghip d tr li do lãi sut cao nên h không th vay được.

Nhưng nếu cách hi đúng, doanh nghip có th tr li rng h không vay n vì nn kinh tế đang rơi vào tình trng bt đnh quá l lùng. Điu tt nht, vì vy, nên là ch đi và trong thi gian này h buc lòng phi thu hp sn xut. Hơn na, truyn thông thế gii hàng ngày hàng gi đu đ cp đến mt giai đon mi ca tăng trưởng bn vng trong tương lai là gim n (deleveraging), nên có kh năng các doanh nghip nước ta đang trong quá trình cu trúc li, bt đu t vic tái cu trúc (gim) n.

Hin cũng chưa có bt kỳ mt t chc đc lp đáng tin cy nào công b nguyên nhân các doanh nghip thu hp sn xut là do lãi sut quá cao hay do tính bt đnh ca nn kinh tế quá mnh.

Chng hn con s 30% doanh nghip được cho là phá sn trong thi gian qua còn thiếu nhiu thông tin quan trng như tiu s hot đng ca các doanh nghip này trước đó tt hay xu (doanh nghip phá sn có sut sinh li bình quân 20% tr lên khác vi doanh nghip thường xuyên thua l); ngành ngh hot đng có mang tính đu cơ hay không; s lượng công nhân (doanh nghip phá sn có vài chc công nhân khác vi vài ngàn)… Ai cũng biết d liu thng kê nước ta c u u minh minh nên nhng thông tin thuc dng như thế cn phi được Ngân hàng Nhà nước x lý tht thn trng và khách quan.

Hãy nhìn vào s tht bi ca chương trình lãi sut cc thp mà Ngân hàng Trung ương M đang trin khai mi thy có phn nào ging vi các doanh nghip nước ta. Kinh tế M hin rơi vào mt nghch lý oái oăm, các ngân hàng và doanh nghip đu đang ngi trên mt đng tin do hưởng li t các chương trình kích thích kinh tế ca ngân hàng trung ương và chính ph. Thế nhưng các ngân hàng vn không th cho vay mc dù lãi sut cc thp.

Nhiu nhà kinh tế M đã ch ra nguyên nhân chính ca tình trng trên là do tính bt đnh ca nn kinh tế M và kinh tế toàn cu. Cho dù lãi sut bng 0 cũng không ai dám vay mượn. Sc cu quá yếu và tương lai đy bt n ca kinh tế thế gii khiến cho dù có bơm bao nhiêu tin và h lãi sut xung bao nhiêu đi chăng na cũng không th nào m rng được sn xut.

Nhng tranh lun trên cho thy đ vic h lãi sut được bn vng thì phi xut phát t vic h kỳ vng lm phát ch không phi là đi ngược li quy trình này. Và vic h kỳ vng lm phát, trong ngn hn, phi xut phát t vic h giá nhng chi tiêu cơ bn trong nn kinh tế như giá xăng, đin, giáo dc, y tế và lương thc. Nếu được như thế, thì thông đip ca tân Thng đc v vic có kh năng sp ti Ngân hàng Nhà nước s có nhng chính sách điu chuyn vn t ngân hàng tha vn sang ngân hàng thiếu vn đ gim lãi sut mi là hướng đi thích hp trong bi cnh hin ti.

Trong bi cnh kinh tế khó khăn, nhng nhóm li ích doanh nghip và ngân hàng cn hiu được rng h phi mt mt chút ít li ích trước mt đ kéo nn kinh tế lên tr li đường ray. Suy cho cùng cũng đ h th hưởng li ích lâu dài hơn.

Theo Trn Ngc Thơ - H Quc Tun

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

Share/Bookmark

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...