Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Báo động nợ xấu tại ngân hàng

Fitch dự đoán nợ xấu của NH Việt Nam ở mức 13% tổng dư nợ. Nếu căn cứ vào phản ánh của các NH, nợ xấu có khả năng không dưới 100.000 tỉ đồng, chừng 5 tỉ đô la Mỹ.
Không phải ngẫu nhiên phần lớn các ngân hàng bắt đầu lo lắng về nợ xấu. Với lãi suất cho vay cao như hiện nay, chắc chắn sẽ có không ít doanh nghiệp lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi ngân hàng. Cho vay lãi suất càng cao, rủi ro càng lớn – qui luật bất thành văn ấy tồn tại từ lâu trong giới ngân hàng.


Những ngân hàng có truyền thống kiểm soát tốt nợ xấu “bật mí” cho đến tháng 5-2011 nợ xấu của họ đã tăng khoảng 0,5% so với mức cuối năm ngoái. Một số ngân hàng thừa nhận mức tăng là 1%, thậm chí 1,5 -2%. Thí dụ ngân hàng A có nợ xấu vào cuối năm 2010 là 2,5% trên tổng dư nợ, mức hiện tại là 3% hoặc 3,5% hay 4%.

Giả sử hiện nay tỷ lệ nợ xấu 3,2% này không thay đổi, thì con số nợ xấu của các ngân hàng lên đến 84.800 tỉ đồng.
Thực tế, nếu căn cứ vào phản ánh của các ngân hàng, nợ xấu có khả năng không dưới 100.000 tỉ đồng, chừng 5 tỉ đô la Mỹ.


Nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM đến hết tháng 4-2011 ở mức 4,2% tổng dư nợ, tăng từ mức 3,9% của tháng 3-2011, trong đó các công ty cho thuê tài chính có nợ xấu lên đến 26,3%, nợ xấu của khối quốc doanh là 5,6% và cổ phần là 2,9%. Đây là thống kê của chi nhánh NHNN thành phố được Cục Thống kê công bố lại. Tổng dư nợ đến cuối tháng 5-2011 của các ngân hàng ở thành phố là 748.900 tỉ đồng, tính ra nợ xấu tới 31.290 tỉ đồng, tương đương gần 1,52 tỉ đô la Mỹ. Với cả nước, con số tuyệt đối nợ
xấu sẽ lớn hơn nhiều.
 Giả sử hiện nay tỷ lệ nợ xấu 3,2% này không thay đổi, thì con số nợ xấu của các ngân hàng lên đến 84.800 tỉ đồng.
Thực tế, nếu căn cứ vào phản ánh của các ngân hàng, nợ xấu có khả năng không dưới 100.000 tỉ đồng, chừng 5 tỉ đô la Mỹ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết tổng dư nợ cho nền kinh tế vào cuối năm ngoái bằng 1,2 lần GDP. GDP năm 2010 được Tổng cục Thống kê công bố 106 tỉ đô la Mỹ, tức 2,067 triệu tỉ đồng (tỷ giá lúc đó là 19.500 đồng/đô la Mỹ). Tính ra dư nợ của năm 2010 của hệ thống ngân hàng khoảng 2,48 triệu tỉ đồng.

Bây giờ là số liệu của năm 2011. Theo NHNN, năm tháng đầu năm nay tăng trưởng tín dụng ở mức 6,92%, nâng tổng dư nợ toàn ngành lên 2,65 triệu tỉ đồng.

Ngày 25-12-2010 giải trình về lãi suất trong cuộc họp do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu công bố nợ xấu đến lúc bấy giờ là 2,5% tổng dư nợ. Nếu tính cả nợ của Vinashin thì tăng thêm 0,7%, tức 3,2%.

Giả sử hiện nay tỷ lệ nợ xấu 3,2% này không thay đổi, thì con số nợ xấu của các ngân hàng lên đến 84.800 tỉ đồng. Thực tế, nếu căn cứ vào phản ánh của các ngân hàng, nợ xấu có khả năng không dưới 100.000 tỉ đồng, chừng 5 tỉ đô la Mỹ.

Điều quan trọng là số nợ trên mới chỉ tính theo chuẩn mực phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Việt Nam, theo đó nợ được trả từng phần, từng tháng từng quí. Nếu đến hạn mà không trả được phần nợ đó, thì chỉ phần nợ đó được đưa vào nợ xấu. Trong khi theo chuẩn mực quốc tế, nếu phần nợ đến hạn không trả được, thì toàn bộ khoản nợ phải được xếp vào nợ xấu.

Chính vì thế khi đánh giá về nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam theo chuẩn quốc tế, các tổ chức như Fitch Rating đưa ra dự đoán nợ xấu của ngân hàng Việt Nam ở mức 13% tổng dư nợ.

Nguy cơ nợ xấu sẽ trở nên rõ hơn vào cuối quí hai, đầu quí ba năm nay khi các doanh nghiệp “ngấm đòn” lãi suất. Cho dù các ngân hàng đã giảm hạn mức tín dụng, nợ xấu vẫn chưa có cơ hội giảm ngay.
Nợ xấu của các doanh nghiệp niêm yết cũng không nằm ngoài tình trạng chung của nền kinh tế. Có doanh nghiệp trên sàn nợ vay bằng 22 lần vốn chủ sở hữu. Chỉ cần hạch toán đầy đủ lãi vay phải trả, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã cầm chắc lỗ trong nửa đầu năm.

Share/Bookmark

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...