Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

Tiền tệ: Cuộc chạy đua xuống đáy

Các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đang làm hết sức mình để hạ giá đồng nội tệ của nước mình.
Đầu năm nay, đồng franc Thụy Sĩ đã trở thành kênh đầu tư nóng với mức tăng gần 12% trong vòng sáu tháng. Vì vậy, Thụy Sĩ đã đáp lại như thế nào với sự bỏ phiếu thị tín nhiệm của thi trường? Không hẳn là tốt. Các quan chức cho biết việc đồng franc tăng giá đã không được chào đón.

Thụy Sĩ không phải trường hợp là duy nhất. Từ Brazil đến Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách đang làm hết sức mình để tạo sức ép để hạ giá đồng tiền. Kế hoạch 600 tỷ USD của Fed để mua trái phiếu, trong đó cũng đồng nghĩa với việc in tiền, có thể làm tổn thương đồng đô la.
Trung Quốc tiếp tục neo giá đồng tiền của mình với đồng đô la với mức có thể thấp hơn giá trị của đồng nhân dân tệ đến 20%, tất nhiên là theo một cách không chính thức. Một kế hoạch cho phép trái phiếu của những thành viên yếu kém tại EU thua lỗ sẽ tiếp tục làm đồng euro suy yếu hơn.
Vào thời điểm khi nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, các nhà hoạch định chính sách sử dụng tỷ giá hối đoái để tạo ra tăng trưởng. Một đồng tiền tệ yếu kém sẽ thúc đẩy xuất khẩu. Nhưng một số nhà kinh tế lo ngại rằng cuộc chạy đua xuống đáy sẽ gây hại nhiều hơn lợi. Nó có thể gây ra lạm phát toàn cầu nghiêm trọng, làm chậm sự gia tăng của cải trong một vài thập kỷ ở Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác. Tiêu thụ thấp hơn ở những nước này sẽ lần lượt làm tổn thương đến nhu cầu tại Mỹ và châu Âu.
Ông Joseph Mason, giáo sư tài chính tại Đại học bang Louisiana nói: "Mọi người đều nghĩ rằng đất nước của họ có thể tránh được hoặc thoát ra khỏi suy thoái kinh tế khi đứng đằng sau tăng trưởng của những nước khác. Nhưng trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu, không có một ngoại lệ nào cả."
Ngân hàng trung ương có thể hướng mục tiêu hoặc vào lạm phát hoặc vào giá trị của đồng nội tệ - chứ không phải cả hai. Để hạ giá trị đồng tiền, ngân hàng phải giảm lãi suất thấp hơn. Nhưng mức giá thấp hơn thường dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn, dòng chảy vốn nước ngoài và, có thể, lạm phát. Những người chịu thiệt hại lớn nhất có thể là các công nhân ở những nước nghèo.
Barry Eichengreen, giáo sư kinh tế và khoa học chính trị tại Đại học California, Berkeley, lo lắng rằng nếu các quốc gia đang phát triển tiếp tục theo hướng đi hiện tại, chúng tôi có khả năng nhìn thấy sự tranh chấp tiền lương và các cuộc bạo loạn. Ông Eichengreen nói: "Người lao động sẽ tức giận khi tiền lương không theo kịp với giá cả".
Giá cả tăng cao có thể dẫn đến việc những nước đang phát triển tăng lãi suất để kiềm chế sự tăng trưởng. Thật vậy, Trung Quốc đã bắt đầu tăng lãi suất. Khi các quốc gia khác có cùng sự động thái, tiền sẽ chảy ra cùng đồng đô la và đồng euro trong sự tìm kiếm tỷ giá cao hơn ở môt nơi nào khác. Ông Ken Jakubzak, người điều hành một quỹ đầu tư tiền tệ của Lake of the Hills, Illinois cho rằng: "Sự đồng thuận chung chính là đồng euro sẽ tiếp tục giảm trong năm 2011, và đến giữa năm đồng đô la nên tiếp bước",
Trong ngắn hạn, các công ty của Mỹ và châu Âu sẽ được lợi, cũng như cổ phiếu của họ. Cổ phiếu của những công ty tại thị trường đang phát triển có thể bị ảnh hưởng. Điều may mắn duy nhất chính là sự sắp xếp lại trật tự tiền tệ có thể giúp tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu nếu nó buộc các quốc gia mới nổi chuyển hướng khỏi xuất khẩu và nhắm đến chính sách tăng tiêu dùng trong nước.
Nhưng không rõ sẽ mất bao lâu để có thể thực hiện điều này. Và nếu tăng trưởng không xuất hiện trở lại ở các nước nghèo vào năm 2012 hoặc năm 2013, Mỹ có thể chịu tổn thất khá lớn. Như John Hathaway của Quỹ Tocqueville Gold nói: "Trong lịch sử, những cuộc chiến tranh tiền tệ thường kết thúc không có hậu.”
Nhung Nguyễn
Theo Time

Share/Bookmark

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...