Hai người đứng đầu ngành Tài chính và tiền tệ đã chính thức nhậm chức sau khi được sự phê chuẩn của Quốc hội. Ông Vương Đình Huệ đảm nhận vị trí Bộ trưởng Tài chính, còn ông Nguyễn Văn Bình giữ chức Thống đốc NHNN trong nhiệm kì 5 năm.
Đây có thể được coi là những vị trí then chốt và có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn hiện nay. Bởi vậy, những định hướng, quan điểm và tầm nhìn chiến lược của các vị tân lãnh đạo này đang được cả thị trường tài chính-tiền tệ ngóng đợi.
Có thể thấy, chưa bao giờ hai vị “Tổng tư lệnh” trên hai lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế là tiền tệ và tài khóa lại có sự đồng nhất về quan điểm điều hành chính sách như hiện nay. Thay vì nói “thắt chặt” như trước đây, thì cụm từ “chặt chẽ” đã được cả Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHNN dùng để nói về chính sách tiền tệ và tài khóa trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc NHNN: “Ở chính sách tiền tệ khẳng định là chúng ta tiếp tục duy trì chính sách này không phải là thắt chặt, mà chặt chẽ để đảm bảo kìm chế lạm phát. Nhưng cũng đảm bảo tăng trưởng kinh tế hợp lý vì đất nước ta, lực lượng lao động lớn, nếu không tăng trưởng hợp lý sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng đến an sinh xã hội”.Ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Tài chính: “Tôi không thích dùng từ “thắt chặt”. Tài chính như mạch máu của nền kinh tế, ta phải đảm bảo cho nó lưu thông theo đúng qui luật kinh tế khách quan của nó, theo đúng nhu cầu và sự cần thiết làm sao điều hành cho nguồn tài chính và tín dụng đúng đắn nhất theo qui luật khách quan và thực tế của nước ta hiện nay. Tôi không thích dùng từ thắt chặt mà thích dùng chính sách tiền tệ hay tài khóa chặt chẽ, đúng với nguyên lý sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ”.
Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc NHNN: “Ở chính sách tiền tệ khẳng định là chúng ta tiếp tục duy trì chính sách này không phải là thắt chặt, mà chặt chẽ để đảm bảo kìm chế lạm phát. Nhưng cũng đảm bảo tăng trưởng kinh tế hợp lý vì đất nước ta, lực lượng lao động lớn, nếu không tăng trưởng hợp lý sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng đến an sinh xã hội”.Ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Tài chính: “Tôi không thích dùng từ “thắt chặt”. Tài chính như mạch máu của nền kinh tế, ta phải đảm bảo cho nó lưu thông theo đúng qui luật kinh tế khách quan của nó, theo đúng nhu cầu và sự cần thiết làm sao điều hành cho nguồn tài chính và tín dụng đúng đắn nhất theo qui luật khách quan và thực tế của nước ta hiện nay. Tôi không thích dùng từ thắt chặt mà thích dùng chính sách tiền tệ hay tài khóa chặt chẽ, đúng với nguyên lý sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ”.
Thực tế thời gian qua cho thấy, sự thiếu đồng bộ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ thường làm giảm hiệu quả của các chính sách này đối với các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Và sự ví von viên kẹo ngọt của chính sách tài khóa được kì vọng sẽ làm giảm liều thuốc đắng từ chính sách tiền tệ. Điều này cũng có nghĩa lạm phát sẽ vẫn được ưu tiên kìm chế, song tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội vẫn phải được đảm bảo. Sự sẵn sàng phối hợp từ những người đứng đầu Bộ Tài chính và NHNN đã phát đi những tín hiệu tích cực.
Ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Tài chính: Khi kinh tế rơi vào khủng hoảng thì biện pháp đầu tiên là chính sách tiền tệ. Nhưng chính sách tài khóa cũng được sử dụng linh hoạt và phối hợp với chính sách tiền tệ. Chính sách tài khóa được ví như chất dẫn thuốc hay như viên kẹo ngọt để làm giảm vị đắng của liều thuốc chính sách tiền tệ, phối hợp với chính sách tiền tệ để nền kinh tế không suy giảm và nhanh chóng vượt qua vùng đáy của suy thoái. Nguyên lý chung là vậy, chứ chính sách tài khóa luôn kết hợp với chính sách tiền tệ. Gói miễn giảm thuế được Chính phủ trình lên Quốc hội mới đây theo hướng hỗ trợ các khó khăn hiện nay của doanh nghiệp và người lao động có những hoàn cảnh mà chúng ta cần trợ giúp.
Không chỉ có những hỗ trợ về thuế, mà một tin vui khác đối với doanh nghiệp là lãi suất sẽ sớm giảm. Chia sẻ với áp lực lãi suất cao mà giới doanh nghiệp đang phải chịu đựng tân Thống đốc Nguyễn Văn Bình xác định, đây là 1 trách nhiệm lớn mà NHNN đang gánh vác.
Và một lộ trình giảm lãi suất rất cụ thể đã được người đứng đầu NHNN tự tin đề ra ngay từ tháng 9 này.
Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc NHNN: Từ tháng 9, lãi suất có thể giảm về từ 17-19% và ngay trong tháng 8, sẽ tung ra 1 loạt các biện pháp kinh tế chứ không còn là các biện pháp hành chính đơn thuần như trước đây.
Không chỉ đồng nhất về quan điểm phối hợp trong thực thi, mà mục tiêu chung vì: Một nền tài chính tiền tệ quốc gia bền vững, 1 nền kinh tế vĩ mô ổn định là điều mà các vị tân lãnh đạo Bộ Tài chính và NHNN đang cùng hướng tới.
Khi tay chèo đã đồng nhịp, con thuyền kinh tế Việt Nam sẽ có được sức mạnh cộng hưởng để vượt qua được những thác gềnh không nhỏ trong thời gian tới.
Theo : 24h.com.vn
Tháng 9, lãi suất có thể giảm về từ 17-19% và ngay trong tháng 8, sẽ tung ra 1 loạt các biện pháp kinh tế chứ không còn là các biện pháp hành chính đơn thuần như trước đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét