Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

IPO Petrolimex thành công

 Đây là phiên đấu giá
có khối lượng cổ phần đấu giá lớn thứ 2
kể từ đầu năm 2011 đến nay tại HNX.
(HNMO)-Đợt bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã thành công khi toàn bộ cổ phần đưa ra đấu giá được bán hết với giá đấu thành công bình quân là 15.032 đồng/cổ phần.

Ngày 28/7, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức đợt IPO của Petrolimex. Petrolimex có mức vốn điều lệ 10.700 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ hơn 10.164 tỷ đồng (chiếm 95%), CBCNV nắm giữ 1,98%, công đoàn 0,47% và bán đấu giá ra công chúng 27.425.933 cổ phần (2,56% vốn điều lệ) với giá khởi điểm 15.000 đồng/cổ phần.

Share/Bookmark

Kinh tế Việt Nam những vấn đề trung và dài hạn - Mạnh dạn đổi mới kinh tế lần 2

TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông NGUYỄN ĐÌNH CUNG, viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho rằng đã có thể khẳng định một sự đồng thuận xã hội trong yêu cầu tiếp tục đổi mới, tái cơ cấu nền kinh tế, thực chất là đổi mới kinh tế lần 2. Ông Cung nói:


Ông Nguyễn Đình Cung
- Tái cơ cấu nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng... theo nghiên cứu của chúng tôi, từ ba năm gần đây đã thành một yêu cầu khách quan, mệnh lệnh không thể thoái thác từ thực tế phát triển kinh tế của VN. Tại sao? Bởi nếu không tái cơ cấu nền kinh tế, VN sẽ khó có thể phát triển tiếp.

Share/Bookmark

Gửi Quốc hội 10 kiến nghị ổn định kinh tế

“Lạm phát và bất ổn vĩ mô đã mang tính cơ cấu và lặp lại theo chu kỳ. Lạm phát cao và bất ổn vĩ mô với tần suất dày hơn, mức độ gay gắt hơn kéo dài trong nhiều năm đã làm giảm đi những thành tựu mà tăng trưởng mang lại…".
Ông Hà Văn Hiền lần chót ký vào bản kiến nghị “Kinh tế VN - những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn” với tư cách Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH khóa XII. Bản kiến nghị được gửi đến QH khóa XIII trong bối cảnh lạm phát, bất ổn kinh tế đã trở thành thách thức lớn nhất đối với Chính phủ, đất nước trong năm nay. 10 kiến nghị cụ thể được đưa ra:

Share/Bookmark

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Lạm phát và lãi suất: Nước lên, thuyền lên

 Từ tháng 4-2011 lạm phát đã bắt đầu giảm nhiệt, song lãi suất cao vẫn đang là vấn đề đau đầu đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cơ quan có trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ. Thực ra các doanh nghiệp còn đau đầu hơn, bởi lãi suất cho vay của ngân hàng thấp cũng đã 18-20%, cao thì tới 22-25%, lợi nhuận nào chịu cho thấu! Các ngân hàng thương mại cũng không vui vẻ gì, bởi lãi suất huy động của họ không thể chỉ là 14% như trần quy định, mà đã phải cao hơn nhiều để giữ tiền gửi không chảy sang ngân hàng khác.
Để ngăn chặn ngân hàng thương mại tùy tiện trả lãi suất huy động vượt trần và tăng lãi suất cho vay, đã có ý tưởng quy định cả trần lãi suất cho vay. Song ý tưởng này chưa thành hiện thực, bởi có e ngại rằng mức trần lãi suất cho vay này cũng sẽ bị vô hiệu hóa như trần lãi suất huy động. Sự lúng túng này thể hiện tư duy chưa rõ ràng về mối liên hệ nhân quả giữa lạm phát với lãi suất.


Muốn giảm được lãi suất ngân hàng thì trước tiên cần phải đẩy lùi lạm phát.

Share/Bookmark

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Phương pháp lập báo cáo tài chính (Download file .doc tại Mediafire)

NOÄI DUNG VAØ PHÖÔNG PHAÙP
LAÄP CAÙC BAÙO CAÙO TAØI CHÍNH
MAÃU B 01 - DN
BAÛNG CAÂN ÑOÁI KEÁ TOAÙN
1. Baûn chaát vaø muïc ñích cuûa Baûng caân ñoái keá toaùn
Baûng caân ñoái keá toaùn laø baùo caùo taøi chính toång hôïp, phaûn aùnh toång quaùt toaøn boä giaù trò taøi saûn hieän coù vaø nguoàn hình thaønh taøi saûn ñoù cuûa doanh nghieäp taïi moät thôøi ñieåm nhaát ñònh.
Soá lieäu treân Baûng caân ñoái keá toaùn cho bieát toaøn boä giaù trò taøi saûn hieän coù cuûa doanh nghieäp theo cô caáu cuûa taøi saûn, nguoàn voán vaø cô caáu nguoàn voán hình thaønh caùc taøi saûn ñoù. Caên cöù vaøo baûng caân ñoái keá toaùn coù theå nhaän xeùt, ñaùnh giaù khaùi quaùt tình hình taøi chính cuûa doanh nghieäp.
2. Keát caáu cuûa Baûng caân ñoái keá toaùn
Baûng caân ñoái keá toaùn ñöôïc chia laøm hai phaàn: Phaàn taøi saûn vaø phaàn nguoàn voán.

Share/Bookmark

Nhận diện thủ thuật “làm đẹp” báo cáo tài chính

Các thủ thuật này thường được doanh nghiệp sử dụng để thỏa mãn kỳ vọng của nhà đầu tư trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi và được biết đến nhiều hơn với tên gọi “Làm đẹp cửa sổ” (Window dressing) hay “Xào nấu sổ sách” (Cook the books).


Để công trình đi vào hoạt động chính thức, doanh nghiệp phải trải qua nhiều công đoạn kiểm nghiệm, chạy thử và bàn giao. Bằng nhiều lập luận khác nhau, doanh nghiệp có thể vốn hóa một phần chi phí lãi vay vào giá trị công trình, thay vì ghi nhận chi phí này vào kết quả kinh doanh trong kỳ theo đúng bản chất của nó. Cách làm này sẽ giảm được chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận sau thuế.


Share/Bookmark

Tinh hình thị trường bất động sản trong thời gian tới .

Sự “tê liệt” của thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ khiến nhiều người lo nghĩ về thị trường này sẽ ra sao trong 6 tháng cuối năm?
Những nhận định của các chuyên gia trong ngành BĐS sau đây chắc chắn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát nhất về thị trường BĐS thời gian tới.
Ông Trần Như Trung, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Việt Nam
Thị trường BĐS cũng như các lĩnh vực kinh tế khác đang chịu tác động nhất định của chính sách thắt chặt tiền tệ. Các chính sách này đang dần có kết quả ở phương diện kinh tế vĩ mô. Trong 6 tháng cuối năm hy vọng các kết quả nêu trên càng được rõ nét ở phương diện kiểm soát được mức lạm phát theo kế hoạch, một trong những tiêu chí tiên quyết để có thể có nhiều điều kiện về vốn hơn trong phát triển BĐS.

Share/Bookmark

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Câu chuyện tài khóa và lạm phát: Keynesian và Monetarism


Keynesian
Đối với các tông đồ của Keynesian, sự phản ứng của thị trường đối với chính sách tài khóa hay tiền tệ cần có thời gian. Khi nhà nước tăng chi tiêu (qua tăng thâm hụt ngân sách, trong điều kiện nền kinh tế đã tới hạn khả năng sản xuất), thì tổng cầu của nền kinh tế tạm thời tăng lên. Việc này dẫn tới chỗ tăng GDP trong ngắn hạn, nhưng lại gây ra lạm phát trong một giai đoạn khá dài.

Share/Bookmark
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...