Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Nhiều quyết sách vĩ mô áp dụng từ 1/1/2011

Ngay từ ngày đầu tiên của năm mới, 1/1/2011, hàng loạt chính sách mới sẽ được áp dụng ở các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng như: Doanh nghiệp được tự in hóa đơn đỏ; Tăng lương tối thiểu; Giảm thuế nhập khẩu ô tô; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được huy động VND…
1/ Doanh nghiệp được tự in hóa đơn đỏ
Nghị định 51 của Chính phủ ban hành ngày 14/5/2010 về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thay thế cho Nghị định 89 (ban hành năm 2002) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2011. Nghị định này được đánh giá sẽ thay đổi toàn bộ nhận thức và thực hiện về hóa đơn chứng từ trên toàn quốc.
Để đảm bảo tiết kiệm, doanh nghiệp có thể sử dụng lại số hóa đơn cũ đã in trong vòng 4 - 6 tháng đầu năm 2011 nhưng phải đăng ký với cơ quan thuế, nếu doanh nghiệp không muốn sử dụng hóa đơn cũ thì làm thủ tục xin hủy hóa đơn.


Share/Bookmark

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải trình về lãi suất

Hàng loạt những câu hỏi “nóng” đã được đặt ra khá quyết liệt tại phiên giải trình về lãi suất do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng nay (25/2).

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, điều hành tiền tệ nếu sai lệch một chút về chính sách có thể gây biến động, thậm chí khủng hoảng.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền, lãi suất ngân hàng ở mức cao đã tác động không tốt làm cho CPI tăng cao đột biến trong những tháng cuối năm, vượt xa tất cả các dự báo. Trên thực tế đã có những đánh giá, phân tích trái chiều. Phiên giải trình được tổ chức nhằm có thông tin chính thống, đầy đủ, tạo sự thống nhất trong đánh giá, từ đó có kiến nghị với các cơ quan hữu quan, Chủ nhiệm Hiền nhấn mạnh.

Làm sao hài hòa lợi ích?

TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng ở Việt Nam lãi suất không thể thoát ly chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Lãi suất không dương thì vô phương huy động. Vậy dương cỡ nào, lãi suất chi phối CPI hay CPI chi phối lãi suất? Ông Lịch đề nghị Thống đốc làm rõ những điều này.


Theo : vneconomy.vn

Share/Bookmark

Nếu tính thêm Vinashin, nợ xấu ngân hàng tăng 0,7%

Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2010 vào khoảng 2,5%, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết tại phiên giải trình về lãi suất do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng 25/12.
Thống đốc cũng cho biết, toàn bộ dư nợ của hệ thống ngân hàng đối với Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam (Vinshin) chỉ dưới 26 nghìn tỷ đồng và hiện đang cơ cấu lại 16 nghìn tỷ đồng.

Số này chưa đưa vào nợ xấu, và nếu tính vào cũng chỉ tăng 0,7%, ông Giàu giải thích thêm.


Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu tiền tệ năm 2010 cơ bản phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo an toàn hệ thống và phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.

Cụ thể, lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông khoảng 75% chỉ tiêu được Thủ tướng phê duyệt. Tổng phương tiện thanh toán tăng 23% (đã loại trừ hư số tăng của tỷ giá và giá vàng). Tiền mặt trong lưu thông tăng khoảng 15%, tỷ trọng tiền mặt lưu thông so với tổng phương tiện thanh toán khoảng 14%.


Share/Bookmark

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Giảm lãi suất và vai trò của Ngân hàng nhà nước

Trong điều kiện mặt bằng lãi suất cao thì việc duy trì chính sách lãi suất cao sẽ dẫn tới hệ quả là các khoản vay xấu (non-performing loans) tăng lên, làm tổn hại tới tính hiệu quả của chính sách này, và do vậy sẽ tối ưu nếu thực hiện chính sách lãi suất thấp.
Nhìn rộng hơn, các ngân hàng sẽ nhận thấy sự nguy hiểm của hậu quả nợ xấu đến từ lãi suất cao và dẫn tới việc hạn chế tín dụng tự nguyện trong nền kinh tế. Một nền kinh tế mà chức năng tín dụng không hoạt động thì nền kinh tế không phát triển được. Khi đó, sự khan hiếm hàng hóa đẩy giá cả hàng hóa ở chu kỳ tiếp theo.
Về giải pháp cụ thể, có thể nói rằng chúng ta đã bỏ qua cơ hội tuyệt vời khi quyết định thả nổi lãi suất và nâng lãi suất cơ bản - điều đã gây ra hiệu ứng tâm lý rằng lãi suất phải tăng - mà không có các giải pháp đi kèm. Nói cách khác, hiện tại chúng ta lại đang trở lại trạng thái trước khi thả nổi lãi suất, nhưng mặt bằng lãi suất đã cao hơn, với sự đóng góp lớn của hiệu ứng tâm lý.


Share/Bookmark

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Chiếc iPhone và nghịch lý thương mại Trung-Mỹ

Nhiều người vẫn tin rằng, một trong những giải pháp cho khó khăn kinh tế mà Mỹ hiện đang phải đối mặt là nước này cần xuất khẩu thêm những thiết bị công nghệ cao mà cả thế giới ngưỡng mộ, như chiếc điện thoại màn hình cảm ứng iPhone của Apple.


Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, theo những thống kê thương mại truyền thống, thì iPhone - một trong những sản phẩm công nghệ bán chạy nhất của Mỹ - đã làm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc... tăng thêm một khoản 1,9 tỷ USD trong năm 2009.


Share/Bookmark

Lãi suất nóng do cách “kiếm ăn” mới của ngân hàng?

Xưa nay các tổ chức tín dụng vốn được biết là những người đi vay để cho vay. Họ vay của người có tiền nhàn rỗi để rồi cho những người thiếu vốn sản xuất kinh doanh vay lại. Điều này đến giờ vẫn không sai. Có điều “người vay” và “cho vay” nay đã khác.
Bất ngờ trong sự bất thường = bình thường!
Người dân và những người ngoài ngành đều cho rằng việc Techcombank tăng lãi suất huy động (LSHĐ) lên 17%/năm là một bất ngờ lớn. Nhưng với những người trong cuộc - những người trong giới kinh doanh tiền tệ thì đều biết lãi suất đã được hâm nóng lên từ hai tháng nay.
Thị trường đã nổi những cơn sóng ngầm bất thường. Thế nên động thái của Techcombank chẳng qua chỉ là sự “dại dột” tiên phong công khai mức LSHĐ 17%/năm nên họ trở thành tâm điểm “búa rìu” của dư luận, của cơ quan quản lý.
 

Share/Bookmark

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Thời điểm phù hợp điều chỉnh tỷ giá

Trả lời chúng tôi, PGS - TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để điều chỉnh tỷ giá.
Đó là cách tốt nhất để chúng ta chấm dứt tình trạng hai tỷ giá USD/VND, chấm dứt việc mua bán chui giữa ngân hàng và doanh nghiệp để kiểm soát tốt thị trường hơn.
Đầu cơ, làm giá
Theo ông, đợt sốt lãi suất tuần qua sâu xa là do đâu?
Để xảy ra việc tăng lãi suất vừa rồi của Techcombank (lãi suất huy động 17%) đến từ chuyện lợi ích cá nhân của Techcombank. Nhưng nó cũng là dấu hiệu cho thấy, có hiện tượng một số ngân hàng có thể tính thanh khoản yếu và đây là cơ hội để lãi suất “bùng” lên.


Share/Bookmark

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Tôn Trung Sơn và kế sách mỹ nhân

Trong lịch sử thế giới, những mỹ nhân được các nhà cầm quân tài ba khai thác như một vũ khí vô cùng lợi hại với những thủ đoạn hết sức tinh vi.

Đến ngay cả một người được coi là Quốc phụ Trung Hoa như lãnh tụ Tôn Trung Sơn cũng đã từng sử dụng kế sách này. Mặc dù chỉ ra tay có 1 lần nhưng kết quả mà người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi - Tôn Trung Sơn đạt được lại vô cùng to lớn.

Đòn hiểm

Từ ngàn xưa, người đẹp được ví như nước, anh hùng được ví như bùn và nước thì làm cho bùn... nhão ra. Do vậy đa số anh hùng vì đã thương hoa tiếc ngọc nên bỏ lãng nhiệm vụ. Thậm chí có người đã mất nước bởi mỹ nhân kế.

Share/Bookmark

Nợ công: Vay và trả

“Quan điểm của tôi, là nếu Chính phủ vay một đồng mà tạo ra tăng trưởng GDP và thu ngân sách lớn hơn một đồng thì càng vay nhiều càng có lợi. Nhưng mấu chốt vấn đề là quản lý rủi ro”, Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ nói tại hội thảo về việc tổ chức kiểm toán đối với nợ công, diễn ra ngày 10/12.
Từ loạn số liệu đến rủi ro vay nợ...
Nợ công của Việt Nam, theo số liệu của World Factbook là khoảng 52,3% GDP vào năm 2009, nhưng công bố chính thức từ Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) gần đây cho rằng con số thấp hơn. Khẳng định nợ công “vẫn trong ngưỡng an toàn” được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây.

Share/Bookmark

10 Quốc gia nợ nhiều nhất thế giới

Khảo sát mới đây của ngân hàng thế giới cho thấy, Ireland dẫn đầu danh sách 10 quốc gia nợ nhiều nhất thế giới với số nợ lên tới 1.305% GDP.
Theo kết quả khảo sát trên 75 nền kinh tế, Ireland, Anh và Thụy Sỹ bị liệt vào “top” ba “chúa chổm” của thế giới.
Khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn của một Chính phủ phụ thuộc vào một số yếu tố, đặc biệt là quy mô nợ trong tương quan với GDP và lãi suất phải trả cho các khoản nợ đó so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
 

Share/Bookmark

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Phát hành cổ phiếu : Phát hành đại chúng... cưỡng ép

Về lý thuyết, có ba cách phát hành tăng vốn: phát hành riêng lẻ, đấu giá ra bên ngoài và phát hành đại chúng.
Ba cách phát hành này có những đặc trưng riêng và phù hợp với từng hoàn cảnh của doanh nghiệp lẫn điều kiện cho phép của thị trường chứng khoán, nhưng trong 3 cách đó, phát hành đại chúng có vẻ dễ thực hiện nhất, đặc biệt nếu doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn.

Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã QCG-HOSE) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (mã NVB-HNX) là 2 trường hợp nổi tiếng nhất xét từ góc độ phát hành ngay sau khi niêm yết. NVB lên sàn vài hôm là có ngày chốt quyền mua cổ phiếu mới, tỷ lệ 100:98,9 giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Share/Bookmark

Cổ phiếu thưởng: Lấy của mình thưởng cho... mình



Sau một thời gian dài trầm lắng, làn sóng chia cổ phiếu thưởng lại xuất hiện trên thị trường chứng khoán.

Nhiều nhà đầu tư - dù trước đó đã thua lỗ đến sạt nghiệp - vẫn đua theo trào lưu và quên luôn bài học “vỡ lòng” về đầu tư đó.


Các doanh nghiệp khi chọn hình thức chia thưởng cổ phiếu có muôn vàn lý do. Có doanh nghiệp chia thưởng trong năm 2009 nhằm hỗ trợ cổ đông không phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Nhưng cũng có những doanh nghiệp chọn hình thức này để tăng vốn điều lệ, từ đó tăng năng lực tài chính và có cơ hội tiếp cận khoản vay lớn hơn để thực hiện các dự án lớn...

 


Share/Bookmark

Bất hợp lý thu thuế cổ phiếu thưởng

DN tăng vốn điều lệ bằng cách thưởng cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn là nhu cầu chính đáng. Việc này có thể ví với hành động dồn tiền từ hai túi vào làm một (DN gộp thặng dư vốn vào vốn điều lệ). Còn đối với NĐT, nó giống việc chia một túi tiền ra làm hai, bởi khối lượng cổ phiếu sở hữu tăng lên, nhưng giá trị cổ phiếu bị giảm xuống tương ứng.



Share/Bookmark

Cắt giảm đầu tư công: Loại bỏ những khoản chi phi lý

Một trong những nguyên nhân gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay là do đầu tư công quá mức và kém hiệu quả. Vốn đã được bỏ rất nhiều vào các công trình từ nhỏ tới lớn và phân tán khắp nơi với mục tiêu tạo ra nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn hay cải thiện phúc lợi xã hội.

Cầu Hoàng Hoa Thám nối quận 1 với quận Bình Thanh TPHCM, được khởi công năm 1998 nhưng 12 năm sau mới hoàn thành, vốn đầu tư cũng tăng từ 19 tỉ đồng lên 155 tỉ đồng. Ảnh Anh Quân.


Share/Bookmark

Góc nhìn khác về "Cuộc đua" lãi suất

Tính đến chiều 10-12 đã không còn ngân hàng (NH) nào áp dụng "lãi suất huy động (LS) khủng" tới 17% như Techcombank khởi xướng bởi NHNN đã chính thức "ra tay". Thậm chí các ý kiến được trích cũng như xu hướng đưa tin của một số tờ báo đều nghiêng theo hướng phê phán những NH từng đẩy LS lên cao, hoặc đang "thoả thuận ngầm" với người gửi tiền.


Share/Bookmark

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Bó tay với tình trạng hai giá trong tiền tệ?

Việc tồn tại hai giá trong lãi suất và tỷ giá làm biến dạng các báo cáo tài chính, gây bất ổn trong hoạt động vẫn chưa thể loại trừ
pictureViệc tồn tại hai giá trong lãi suất và tỷ giá làm biến dạng các báo cáo tài chính, gây bất ổn trong hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Thấy rõ tình trạng này thời gian qua nhưng vẫn chưa thể loại trừ.

Đầu tuần rồi, phó tổng giám đốc phụ trách khu vực Hà Nội cho biết, ông vừa bay vào Tp.HCM dự cuộc họp lãnh đạo hệ thống, dành cả ngày để bàn về việc dự phòng ứng xử với cơ chế hai giá trong lãi suất và tỷ giá. Vấn đề không mới, nhưng theo ông nếu cứ kéo dài sẽ gây bất ổn.

Share/Bookmark

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Thế “tam nan” của chính sách tài chính



Xem hình
Giữa lúc kinh tế thế giới chật vật phục hồi khỏi khủng hoảng và suy thoái, trật tự tài chính quốc tế ngày càng được chú ý. Trong đó, các vấn đề về tiền tệ và tỷ giá giành được sự quan tâm lớn hơn cả.
Trong bài viết đăng trên tờ New York Times, giáo sư kinh tế học N. Gregory Mankiw thuộc Đại học Havard, Mỹ, đã đưa ra ba mục tiêu liên quan tới nền tài chính quốc tế mà theo ông, không một quốc gia nào có thể đạt được cùng lúc cả ba mục tiêu đó. Giáo sư Mankiw đã gọi tình thế này là “trilema”, tạm dịch là “tam nan”.


Share/Bookmark

Những “thiên đường thuế” hàng đầu thế giới


Có những quốc gia và vùng lãnh thổ mà ở đó, việc giấu diếm tài sản khỏi sự kiểm soát của các cơ quan thuế vụ có thể được thực hiện mà chẳng tốn mấy công sức.
Đó là những địa chỉ mà không ít những người giàu có và thế giới ngầm tìm đến để gửi gắm khối tiền của khổng lồ hoặc rửa tiền. Đó cũng có thể là nơi hấp dẫn các công ty đăng ký trụ sở kinh doanh để hưởng mức thuế thấp hơn hẳn những nơi khác.


Share/Bookmark

Gian lận - và việc chống gian lận trong các công ty



Xem hình
Enron đã có những bộ luật. Enron cũng đã có đường dây nóng. Nhưng Enron vẫn có sự gian lận.
Ngày nay hầu hết các công ty đều vận hành với những cảm tính sai lầm về bảo mật. Bởi vì hoặc là họ không có chương trình chống gian lận hoặc là hệ thống bảo mật hợp lệ nhưng lại giống như là “ một lá chắn vô giá trị”.

“ Một giải pháp để nâng cao hiệu quả của chống gian lận là tạo ra một không khí nơi mà nhân viên cảm thấy tự tin khi tố cáo những hành vi sai trái mà không bị thù hằn, ngay cả dường như

Share/Bookmark

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

3 kênh đầu tư lớn của năm 2011


Trong bối cảnh đó, các quốc gia đang khuyến khích đầu tư ra nước ngoài và Việt Nam có thể là điểm dừng chân của các dòng vốn ngoại. Tuy nhiên, liệu vốn ngoại có chảy vào TTCK thông qua kênh đầu tư gián tiếp hay không thì lại không đơn giản.
Theo đánh giá của TS. Võ Trí Thành, khả năng này rất khó xảy ra bởi thị trường Việt Nam chưa đủ hấp dẫn đối với NĐT nước ngoài với những lý do:
Thứ nhất, dung lượng thị trường quá nhỏ kể cả thị trường trái phiếu và cổ phiếu. Việc tỷ giá của VND cho đến nay không được cập nhật ở các thị trường lớn cho thấy TTCK Việt Nam chưa đủ sức hấp dẫn NĐT nước ngoài.
Thứ hai, rủi ro về bất ổn về vĩ mô cũng như thông điệp chính sách là vẫn còn bởi việc nới lỏng tiền tệ vì mục tiêu tăng trưởng đã gây nên những khó khăn vào thời điểm hiện tại.
“Tăng trưởng của Việt Nam luôn phụ thuộc vào lượng tiền cung ứng, như vậy đây là một rủi ro cho sự ổn định kinh tế. Hơn nữa, chúng ta chưa có một chính sách tốt trong con mắt NĐT nước ngoài. Trong một nền kinh tế thị trường nhưng chúng ta lại quá nhấn mạnh đến cách biện pháp kiểm soát giá từng mặt hàng hơn là chú trọng đến chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá, hai chính sách cơ bản nhất để bình ổn giá.”, ông Thành nói.
Thứ ba, trong khoảng 6 tháng trở lại đây, dòng vốn ngoại đổ vào BĐS đã lạc quan trở lại nhưng theo kênh đầu tư trực tiếp. Điều này cho thấy, khả năng hấp thụ dòng vốn ngoại của thị trường BĐS tốt hơn so với chứng khoán.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong năm 2010, có thể thấy dòng vốn gián tiếp vào Việt Nam cũng không phải là ít, khoảng 1,5 tỷ USD theo đánh giá của Citi Group.
Theo Nguyễn Tuân
InfoTV

Những diễn biến về lãi suất, tỷ giá trong thời gian qua đã trở thành vấn đề nóng được các nhà đầu tư quan tâm. Đằng sau các chuyển động này là những tính toán với các mục tiêu khác nhau về chính sách mà mục tiêu sau cùng là nhằm ổn định các cân đối vĩ mô.
Các đánh giá, nhìn nhận về triển vọng của kinh tế thế giới trong năm 2011 đã trở nên bi quan hơn so với những nhận định trước đây. Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, các tổ chức kinh tế lớn như IMF, WB, Citi Group, Paribas… đều cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 sẽ giảm đáng kể so với năm 2010. Đến năm 2012, mức độ tăng trưởng của kinh tế thế giới cố gắng lắm cũng chỉ có thể quay trở lại bằng với mức tăng trưởng của năm 2010, năm đầu tiên phục hồi kinh tế sau khủng hoảng.


Share/Bookmark

“Chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội để ổn định kinh tế vĩ mô”

SGTT.VN - Đó là điều mà TS Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương lấy làm tiếc. Theo ông Thành, mặc dù, thông điệp lấy “ổn định kinh tế vĩ mô” làm trọng đã được Chính phủ đưa ra từ năm 2009 nhưng vì chạy theo tăng trưởng nên đã bỏ lỡ cơ hội làm tốt điều này từ cuối tháng 6.2010.

Share/Bookmark

Clip bàn thắng mang lại chiến thắng 1-0 cho tuyển VN

Phút 31, Trọng Hoàng khởi xướng đợt phản công sau đợt tấn công bất thành của Singapore, chuyền bóng rất thông minh cho Thành Lương để tiền vệ này vẩy bóng sang đúng tầm băng lên của Vũ Phong. Pha chích bóng ngay bằng chân trái của Vũ Phong đã đưa bóng đi vào lưới Singapore mang lại chiến thắng 1-0 cho đội tuyển Việt Nam


Share/Bookmark

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Lạm phát và đồng tiền yếu đe dọa Việt Nam


Share/Bookmark

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

Tổng hợp tin tức về TT 184/2010/TT-CP "Tăng thuế xuất khẩu Vàng từ 0% lên 10%" .Sự ảnh hưởng tới các Doanh nghiệp KD Vàng

Tăng thuế xuất khẩu vàng lên 10%
(Dân trí) - Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư tăng thuế xuất khẩu vàng từ 0% như hiện nay lên mức 10%, kể từ ngày 1/1/2011.

Tăng thuế xuất khấu vàng để điều tiết thị trường trong nước
Theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, Bộ Tài chính cho biết: Các loại vàng nguyên liệu thuộc nhóm 8718; Các loại vàng trang sức khác có hàm lượng cao; vàng miếng vàng thỏi, vàng bột có hàm lượng dưới 99,99% sẽ chịu thuế suất 10% so với mức 0% hiện hành.

Share/Bookmark

Đầu tư bất động sản sẽ “mệt” với nghị định về quản lý đất lúa?

Nếu dự thảo một nghị định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình Chính phủ mới đây được thông qua, các nhà đầu tư bất động sản sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi tiến hành các dự án khu đô thị, khu công nghiệp ở các vùng “đất lúa”.
Khái niệm “đất lúa” trong dự thảo nghị định được định nghĩa là “đất có điều kiện phù hợp để có thể gieo trồng từ một vụ lúa nước trở lên trong một năm, không bao gồm đất trồng lúa nương”. Trong khi đó, “đất chuyên lúa hai vụ” là đất hiện đang được trồng hoặc có đủ điều kiện trồng từ hai vụ lúa trở lên trong năm.


Share/Bookmark

Thế giới cần một hệ thống tiền tệ quốc tế khác

Sự tương đồng giữa chế độ “bản vị đôla” với hệ thống Bretton Woods nguyên bản cho thấy nhiều vấn đề hiện nay cũng từng nảy sinh trong quá khứ.


Ngoài tích lũy ngoại hối, còn nhiều biện pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô khác.


Share/Bookmark

Nhà đầu tư lo lắng hệ thống tiền tệ của Việt Nam

Giới đầu tư Mỹ tại Việt Nam lo lắng hệ thống tiền tệ của Việt Nam với sự thiếu ổn định cho các kì vọng về giá trị của đồng Việt Nam, đang làm suy giảm lòng tin - cả đối với nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài.


Share/Bookmark

Quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ


Thời gian qua, Trung Quốc có nhiều động thái để tiến tới quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, tiến trình này sẽ trầm lắng hơn trong thời gian tới.
Tăng cường hoán đổi đồng NDT
Bộ phận phân tích thông tin kinh tế - EIU (thuộc Tạp chí The Economist của Anh) trong số ra mới đây cho biết, năm 2010, Trung Quốc đã có nhiều bước đi mạnh mẽ để quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ (NDT) như cho phép 20 tỉnh, thành phố thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế bằng đồng NDT; ký các thoả thuận trao đổi tiền tệ với Hàn Quốc, Hongkong, Malaysia, Indonesia, Belarus và Argentina. Đặc biệt, từ ngày 22/11, Trung Quốc cho phép đồng NDT giao dịch hối đoái với đồng Rúp của Nga, động thái sẽ giúp tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc, cũng như giúp phát triển hoạt động thanh toán thương mại bằng đồng NDT.

Share/Bookmark

Tại sao loài người cần tiền?

Trước khi có tiền, loài người đã trải qua giai đoạn lâu dài của trao đổi hiện vật, tức là hàng hóa đổi lấy hàng hóa. Nhược điểm cơ bản nhất của trao đổi hiện vật, trước khi còn tiện tệ chung, có thể tóm lược ở mấy điểm chính dưới đây. Đây cũng là nhược điểm dẫn tới sức ép phải hình thành phương tiện thanh toán chung cho nền kinh tế.
Căn cứ tính toán giá trị: Không có căn cứ tính toán giá trị xác lập rộng rãi. Căn cứ tính toán cho trao đổi là nhất thời và có thể biến động nhiều, ngay cả khi giá trị thực tế của hàng hóa được duy trì. Cản trở việc hình thành các hệ thống giá cả.

Share/Bookmark

Lo xuất khẩu năm tới

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại phiên họp Chính phủ ngày 1/12 nhìn nhận xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với những thử thách thật sự từ các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới.

Bộ này cho rằng các diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ thế giới, đặc biệt sau khi Mỹ thông qua gói cứu trợ kinh tế thứ hai trị giá 600 tỷ USD, cùng với tình trạng lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia có thể dẫn tới việc điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ so với đồng USD ở một số nền kinh tế.



Share/Bookmark
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...